Trang chủ Lớp 11 SBT Toán lớp 11 Bài 3.12 trang 170 bài tập SBT Đại số và giải tích...

Bài 3.12 trang 170 bài tập SBT Đại số và giải tích 11: Chứng minh phương trình...

Chứng minh phương trình . Bài 3.12 trang 170 Sách bài tập (SBT) Đại số và giải tích 11 – Bài 3. Hàm số liên tục

Advertisements (Quảng cáo)

Chứng minh phương trình 

\({x^n} + {a_1}{x^{n – 1}} + {a_2}{x^{n – 2}} + … + {a_{n – 1}}x + {a_n} = 0\) luôn có nghiệm với n là số tự nhiên lẻ.

Giải:

Hàm số \(f\left( x \right) = {x^n} + {a_1}{x^{n – 1}} + {a_2}{x^{n – 2}} + … + {a_{n – 1}}x + {a_n}\) xác định trên R

– Ta có

\(\eqalign{
& \mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } f\left( x \right) = \mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } \left( {{x^n} + {a_1}{x^{n – 1}} + {a_2}{x^{n – 2}} + … + {a_{n – 1}}x + {a_n}} \right) \cr
& {\rm{ = }}\mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } {x^n}\left( {1 + {{{a_1}} \over x} + {{{a_2}} \over {{x^2}}} + … + {{{a_{n – 1}}} \over {{x^{n – 1}}}} + {{{a_n}} \over {{x^n}}}} \right) = + \infty \cr} \)

Vì \(\mathop {\lim }\limits_{x \to  + \infty } f\left( x \right) =  + \infty \) nên với dãy số \(\left( {{x_n}} \right)\) bất kì mà \({x_n} \to  + \infty \) ta luôn có \(\lim f\left( {{x_n}} \right) =  + \infty \)

Do đó, \(f\left( {{x_n}} \right)\) có thể lớn hơn một số dương bất kì, kể từ một số hạng nào đó trở đi.

Nếu số dương này là 1 thì \(f\left( {{x_n}} \right) > 1\) kể từ một số hạng nào đó trở đi.

Nói cách khác, luôn tồn tại số a sao cho \(f\left( a \right) > 1\)              (1)

Advertisements (Quảng cáo)

\(\eqalign{
& \mathop {\lim }\limits_{x \to – \infty } f\left( x \right) = \mathop {\lim }\limits_{x \to – \infty } \left( {{x^n} + {a_1}{x^{n – 1}} + {a_2}{x^{n – 2}} + … + {a_{n – 1}}x + {a_n}} \right) \cr
& {\rm{ = }}\mathop {\lim }\limits_{x \to – \infty } {x^n}\left( {1 + {{{a_1}} \over x} + {{{a_2}} \over {{x^2}}} + … + {{{a_{n – 1}}} \over {{x^{n – 1}}}} + {{{a_n}} \over {{x^n}}}} \right) = – \infty \cr} \) (do n lẻ).

Vì \(\mathop {\lim }\limits_{x \to  – \infty } f\left( x \right) =  – \infty\) nên với dãy số \(\left( {{x_n}} \right)\) bất kì mà \({x_n} \to  – \infty \) ta luôn có \(\lim f\left( {{x_n}} \right) =  – \infty \) hay \(\lim \left[ { – f\left( {{x_n}} \right)} \right] =  + \infty \)

Do đó, \( – f\left( {{x_n}} \right)\) có thể lớn hơn một số dương bất kì, kể từ một số hạng nào đó trở đi.

Nếu số dương này là 1 thì \( – f\left( {{x_n}} \right) > 1\) kể từ số hạng nào đó trở đi. Nói cách khác, luôn tồn tại b sao cho \( – f\left( b \right) > 1\) hay \(f\left( b \right) <  – 1\)               (2)

– Từ (1) và (2) suy ra \(f\left( a \right)f\left( b \right) < 0\)

Mặt khác, \(f\left( x \right)\) hàm đa thức liên tục trên R nên liên tục trên [a; b]

Do đó, phương trình \(f\left( x \right) = 0\) luôn có nghiệm.