Trang chủ Lớp 12 SBT Hóa 12 Nâng cao Bài 7.70 trang 73 SBT Hóa 12 Nâng cao: Chỉ dùng một...

Bài 7.70 trang 73 SBT Hóa 12 Nâng cao: Chỉ dùng một dung dịch axit thông dụng và một dung...

Chỉ dùng một dung dịch axit thông dụng và một dung dịch bazơ thông dụng, hãy trình bày cách phân biệt 3 hỗn hợp kim loại sau:. Bài 7.70 trang 73 Sách bài tập (SBT) Hóa 12 Nâng cao. Bài 46. Luyện tập: Tính chất của đồng và hợp chất của đồng. Sơ lược về các kim loại Ag Au Ni Zn Sn Pb

Chỉ dùng một dung dịch axit thông dụng và một dung dịch bazơ thông dụng, hãy trình bày cách phân biệt 3 hỗn hợp kim loại sau:

a) Cu – Ag ; b) Cu – Al  ; c) Cu – Zn

Đáp án

Cho 3 hỗn hợp vào 3 cốc dung dung dịch HCl, không thấy sủi bọt khí là hỗn hợp Cu – Ag. Hai hỗn hợp còn lại tác dụng với dung dịch HCl tạo ra \(AlC{l_3}\) và \(ZnC{l_2}\) và sủi bọt khí.

\(\eqalign{  & 2Al + 6HCl \to 2AlC{l_3} + 3{H_2} \uparrow   \cr  & Zn + 2HCl \to ZnC{l_2} + {H_2} \uparrow  \cr} \)

Cho dung dịch \(N{H_3}\) dư vào 2 cốc đã hoà tan kim loại, thấy có kết tủa rồi tan trong dung dịch NH3 dư là hỗn hợp Cu-Zn.

Advertisements (Quảng cáo)

\(\eqalign{  & ZnC{l_2} + 2N{H_3} + 2{H_2}O \to Zn{\left( {OH} \right)_2} \downarrow  + 2N{H_4}Cl  \cr  & Zn{\left( {OH} \right)_2} + 4N{H_3} \to [Zn{\left( {N{H_3}} \right)_4}]{\left( {OH} \right)_2} \cr} \)

– Cho dung dịch \(N{H_3}\) dư vào cốc đã hoà tan kim loại thấy có kết tủa không tan trong dung dịch \(N{H_3}\) dư thì cốc ban đầu có hỗn hợp Cu-Al.

\(AlC{l_3} + 3N{H_3} + 3{H_2}O \to Al{\left( {OH} \right)_3} \downarrow  + 3N{H_4}Cl\)