Cho 12,8 g kim loại A hoá trị II phản ứng hoàn toàn với khí Cl2 thu được muối B. Hoà tan B vào nước để được 400 ml dung dịch C. Cho C phản ứng với thanh sắt nặng 11,2 g, sau một thời gian thấy kim loại A bám vào thanh sắt và khối lượng thanh sắt này tăng 0,8 g, nồng độ FeCl2 trong dung dịch là 0,25M.
a) Xác định kim loại A.
b) Tính nồng độ mol của muối B trong dung dịch C.
Đáp án
a)
A+Cl2→ACl2 (1)
ACl2+Fe→FeCl2+A (2)
Advertisements (Quảng cáo)
Theo (2) ta có : nA=nFe( phản ứng) =nFeCl2=0,25.0,4=0,1(mol)
Khối lượng sắt đã tham gia phản ứng là mFe=5,6g.
Khối lượng thanh sắt tăng 0,8 g nghĩa là mA−mFe=0,8g
Vậy mA=0,8+5,6=6,4(g)
MA=6,40,1=64(g/mol)⇒Kim loại là Cu.
b)
nCu=nCuCl2=12,864=0,2(mol)CM(CuCl2)=0,5M