Câu hỏi/bài tập:
Chứng tỏ rằng nếu A và B là hai biến cố độc lập thì P(¯A|B)=P(¯A) và P(A|¯B)=P(A)
Sử dụng kiến thức về định nghĩa xác suất có điều kiện để chứng minh: Cho hai biến cố A và B. Xác suất của biến cố A, tính trong điều kiện biết rằng nếu biến cố B đã xảy ra, được gọi là xác suất của A với điều kiện B và kí hiệu là P(A|B).
Sử dụng kiến thức về tính chất biến cố độc lập để chứng minh: Nếu cặp biến cố A và B độc lập thì cặp biến cố ¯A và B; A và ¯B cũng độc lập.
Advertisements (Quảng cáo)
Sử dụng kiến thức về công thức tính xác suất có điều kiện để tính: Cho hai biến cố A và B bất kì, với P(B)>0. Khi đó, P(A|B)=P(AB)P(B).
Theo định nghĩa, P(¯A|B) là xác suất của ¯A, tính trong điều kiện biết rằng nếu biến cố B đã xảy ra. Vì A và B độc lập nên ¯A và B cũng độc lập. Do đó, việc xảy ra B không ảnh hưởng tới xác suất xuất hiện của ¯A. Do đó, P(¯A|B)=P(¯A).
Theo định nghĩa, P(A|¯B)=P(A) là xác suất của A, tính trong điều kiện biết rằng nếu biến cố ¯B đã xảy ra. Vì A và B độc lập nên A và ¯B cũng độc lập. Do đó, việc xảy ra ¯B không ảnh hưởng tới xác suất xuất hiện của A. Do đó, P(A|¯B)=P(A).