Trang chủ Lớp 12 SGK Toán 12 - Kết nối tri thức Giải mục 3 trang 70, 71 Toán 12 tập 1 – Kết...

Giải mục 3 trang 70, 71 Toán 12 tập 1 - Kết nối tri thức: Trong Ví dụ 7, khinh khí cầu thứ nhất hay thứ hai ở xa điểm xuất phát hơn?...

. Lời giải bài tập, câu hỏi LT5, LT1, LT7 mục 3 trang 70, 71 SGK Toán 12 tập 1 - Kết nối tri thức Bài 8. Biểu thức tọa độ của các phép toán vectơ. Vận dụng tọa độ của vectơ trong một số bài toán có liên quan đến thực tiễn...Trong Ví dụ 7, khinh khí cầu thứ nhất hay thứ hai ở xa điểm xuất phát hơn?

Luyện tập5

Trả lời câu hỏi Luyện tập 5 trang 76SGK Toán 12 Kết nối tri thức

Với các giả thiết như trong Ví dụ 5, hãy xác định tọa độ của các chiếc máy bay sau 10 phút tiếp theo (tính từ thời điểm máy bay ở điểm B).

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Sử dụng kiến thức về tọa độ của vectơ theo tọa độ hai đầu mút để tìm tọa độ: Trong không gian Oxyz, cho hai điểm \(M\left( {{x_M},{y_M},{z_M}} \right)\) và \(N\left( {{x_N};{y_N};{z_N}} \right)\).

Khi đó, \(\overrightarrow {MN} = \left( {{x_N} - {x_M};{y_N} - {y_M};{z_N} - {z_M}} \right)\).

Answer - Lời giải/Đáp án

Gọi D(x; y; z) là vị trí của máy bay sau 10 phút bay tiếp theo (tính từ thời điểm máy bay ở điểm B). Vì hướng của máy bay không đổi nên \(\overrightarrow {AB} \) và \(\overrightarrow {BD} \) cùng hướng. Do vận tốc máy bay không đổi và thời gian bay từ A đến B bằng thời gian bay từ B đến D nên \(AB = BD\). Do đó, \(\overrightarrow {BD} = \overrightarrow {AB} = \left( {140;50;1} \right)\).

Mặt khác: \(\overrightarrow {BD} = \left( {x - 940;y - 550;z - 8} \right)\) nên \(\left\{ \begin{array}{l}x - 940 = 140\\y - 550 = 50\\z - 8 = 1\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x = 1\;080\\y = 600\\z = 9\end{array} \right.\)

Vậy D(1 080; 600; 9). Vậy tọa độ của máy bay trong 10 phút tiếp theo là (1 080; 600; 9).


Luyện tập1

Trả lời câu hỏi Luyện tập 6 trang 71SGK Toán 12 Kết nối tri thức

Trong tình huống mở đầu, hãy tính độ lớn của góc \(\alpha \).

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Sử dụng kiến thức về cosin góc của 2 vectơ trong không gian để tính: Nếu \(\overrightarrow a = \left( {x;y;z} \right)\) và \(\overrightarrow b = \left( {x’;y’;z’} \right)\) là hai vectơ khác \(\overrightarrow 0 \) thì \(\cos \left( {\overrightarrow a ;\overrightarrow b } \right) = \frac{{\overrightarrow a .\overrightarrow b }}{{\left| {\overrightarrow a } \right|.\left| {\overrightarrow b } \right|}} = \frac{{xx’ + yy’ + zz’}}{{\sqrt {{x^2} + {y^2} + {z^2}} .\sqrt {x{‘^2} + y{‘^2} + z{‘^2}} }}\)

Answer - Lời giải/Đáp án

Theo Ví dụ 6 ta có: \(\overrightarrow {A’B’} = \left( { - 120;0;300} \right);\left| {\overrightarrow {A’B’} } \right| = 60\sqrt {29} cm,O’\left( {0;450;0} \right),\)\(A’\left( {240;450;0} \right)\)

Do đó, \(\overrightarrow {A’O’} = \left( { - 240;0;0} \right) \Rightarrow \left| {\overrightarrow {A’O’} } \right| = 240cm\)

Ta có: \(\cos \left( {\overrightarrow {A’B’} ;\overrightarrow {A’O’} } \right) = \frac{{\overrightarrow {A’B’} .\overrightarrow {A’O’} }}{{\left| {\overrightarrow {A’B’} } \right|.\left| {\overrightarrow {A’O’} } \right|}} = \frac{{\left( { - 120} \right)\left( { - 240} \right) + 0.0 + 300.0}}{{60\sqrt {29} .240}} = \frac{{2\sqrt {29} }}{{29}}\)

\( \Rightarrow \widehat {B’A’O’} \approx {68^0}\). Vậy \(\alpha \approx {68^0}\)


Luyện tập7

Trả lời câu hỏi Luyện tập 7 trang 72 SGK Toán 12 Kết nối tri thức

Trong Ví dụ 7, khinh khí cầu thứ nhất hay thứ hai ở xa điểm xuất phát hơn? Giải thích vì sao.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Sử dụng kiến thức về tính độ dài của vectơ trong không gian: Trong không gian Oxyz, cho \(A\left( {{x_A};{y_A};{z_A}} \right),B\left( {{x_B};{y_B};{z_B}} \right)\) thì \(AB = \left| {\overrightarrow {AB} } \right| = \sqrt {{{\left( {{x_B} - {x_A}} \right)}^2} + {{\left( {{y_B} - {y_A}} \right)}^2} + {{\left( {{z_B} - {z_A}} \right)}^2}} \)

Answer - Lời giải/Đáp án

Theo Ví dụ 7 ta có, khinh khí cầu thứ nhất có tọa độ là A(2; 1; 0,5), khinh khí cầu thứ hai có tọa độ là \(B\left( { - 1; - 1,5;0,8} \right)\).

Ta có: \(OA = \sqrt {{2^2} + {1^2} + 0,{5^2}} = \frac{{\sqrt {21} }}{2}km\), \(OB = \sqrt {{{\left( { - 1} \right)}^2} + {{\left( { - 1,5} \right)}^2} + 0,{8^2}} = \frac{{\sqrt {389} }}{{10}}km\).

Vì gốc O đặt tại điểm xuất phát và \(OA > OB\) nên khinh khí cầu thứ hai gần điểm xuất phát hơn.