Trang chủ Lớp 12 Toán lớp 12 Nâng cao Bài 24 trang 199 SGK Đại số và Giải tích 12 Nâng...

Bài 24 trang 199 SGK Đại số và Giải tích 12 Nâng cao, Giải các phương trình sau trên C và biểu diễn hình hợp tập hợp các nghiệm của mỗi...

Giải các phương trình sau trên C và biểu diễn hình hợp tập hợp các nghiệm của mỗi phương trình (trong mặt phẳng phức). Bài 24 trang 199 SGK Đại số và Giải tích 12 Nâng cao – Bài 2. Căn bậc hai của số phức và phương trình bậc hai

Advertisements (Quảng cáo)

Bài 24

Giải các phương trình sau trên C và biểu diễn hình hợp tập hợp các nghiệm của mỗi phương trình (trong mặt phẳng phức):

a)\({z^3} + 1 = 0\);                                               

b) \({z^4} – 1 = 0\);

c) \({z^4} + 4 = 0\);                                          

d) \(8{z^4} + 8{z^3} = z + 1\).

Giải

a) \({z^3} + 1 = 0 \Leftrightarrow \left( {z + 1} \right)\left( {{z^2} – z + 1} \right) = 0\)

Nghiệm của \(z + 1 = 0\) là \({z_1} =  – 1\)

\({z^2} – z + 1 = 0 \Leftrightarrow {\left( {z – {1 \over 2}} \right)^2} =  – {3 \over 4} = {\left( {{{\sqrt 3 } \over 2}i} \right)^2}\)              

                      \( \Leftrightarrow \left[ \matrix{  z = {1 \over 2} + {{\sqrt 3 } \over 2}i = {z_2} \hfill \cr  z = {1 \over 2} – {{\sqrt 3 } \over 2}i = {z_3} \hfill \cr}  \right.\)

Vậy \(S = \left\{ { – 1;{1 \over 2} + {{\sqrt 3 } \over 2}i;{1 \over 2} – {{\sqrt 3 } \over 2}i} \right\}\)

b) \({z^4} – 1 = 0 \Leftrightarrow \left( {{z^2} – 1} \right)\left( {{z^2} + 1} \right) = 0\)

                   \( \Leftrightarrow \left[ \matrix{  {z^2} – 1 = 0 \hfill \cr  {z^2} + 1 = 0 \hfill \cr}  \right. \Leftrightarrow \left[ \matrix{  z =  \pm 1 \hfill \cr  z =  \pm i \hfill \cr}  \right.\)

Phương trình có 4 nghiệm \({z_1} = i,{z_2} =  – i,{z_3} = 1,{z_4} =  – 1\)

Advertisements (Quảng cáo)

c) \({z^4} + 4 = 0 \Leftrightarrow \left( {{z^2} + 2i} \right)\left( {{z^2} – 2i} \right) = 0\)

Nghiệm của \({z^2} + 2i = 0\) là các căn bậc hai của -2i, đó là \({z_1} = 1 – i\),\({z_2} =  – 1 + i\)

Nghiệm của \({z^2} – 2i = 0\) là các căn bậc hai của 2i, đó là \({z_3} = 1 + i\),\({z_4} =  – 1 – i\)

Vậy \({z^4} + 4 = 0\) có bốn nghiệm \({z_1},{z_2},{z_3},{z_4}\).

d) \(8{z^4} + 8{z^3} = z + 1 \Leftrightarrow \left( {z + 1} \right)\left( {8{z^3} – 1} \right) = 0\)

                          \( \Leftrightarrow \left( {z + 1} \right)\left( {2z – 1} \right)\left( {4{z^2} + 2z + 1} \right) = 0\)

Nghiệm của \(z + 1 = 0\) là \({z_1} =  – 1\)

Nghiệm của \(2z – 1 = 0\) là \({z_2} = {1 \over 2}\)

Nghiệm của \(4{z^2} + 2z + 1 = 0\) hay \({\left( {2z + {1 \over 2}} \right)^2} + {3 \over 4} = 0\)là \({z_3} =  – {1 \over 4} + {{\sqrt 3 } \over 4}i\)  và\({z_4} =  – {1 \over 4} – {{\sqrt 3 } \over 4}i\)

Vậy phương trình đã cho có bốn nghiệm\({z_1},{z_2},{z_3},{z_4}\)