Trang chủ Lớp 12 Toán lớp 12 Nâng cao Bài 77 trang 62 SGK giải tích 12 nâng cao, Cho hàm...

Bài 77 trang 62 SGK giải tích 12 nâng cao, Cho hàm số: Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị của hàm số với m =1. b) Chứng minh rằng với...

Cho hàm số:
a) Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị của hàm số với m =1.
b) Chứng minh rằng với mọi , các đường cong đều đi qua hai điểm cố định A và B.. Bài 77 trang 62 SGK giải tích 12 nâng cao – Câu hỏi và bài tập chương I – Ứng dụng đạo hàm để khảo sát và vẽ đồ thị của hàm số

Advertisements (Quảng cáo)

Bài 77. Cho hàm số: \(y = {{x – 4m} \over {2\left( {mx – 1} \right)}}.\,\,\,\left( {{H_m}} \right)\)
a) Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị của hàm số với m =1.
b) Chứng minh rằng với mọi \(m \ne  \pm {1 \over 2}\), các đường cong \(\left( {{H_m}} \right)\) đều đi qua hai điểm cố định A và B.

a) m=1 hàm số có dạng: \(y = {{x – 4} \over {2x – 2}}\)

Tập xác định: \(D = R\backslash \left\{ 1 \right\}\)

\(y’ = {6 \over {{{\left( {2x – 2} \right)}^2}}} > 0\,\forall x \in D\)

Hàm số đồng biến trên khoảng \(\left( { – \infty ;1} \right)\) và \(\left( {1; + \infty } \right)\)

Hàm số không có cực trị

Giới hạn:

\(\mathop {\lim y}\limits_{x \to {1^ – }}  =  + \infty ;\mathop {\lim y}\limits_{x \to {1^ + }}  =  – \infty \)

Đường tiệm cận đứng: \(x=1\)

\(\mathop {\lim }\limits_{x \to  \pm \infty } y = {1 \over 2}\)

Đường tiệm cận ngang \(y={1 \over 2}\)

Bảng biến thiên:

Đồ thị:

Advertisements (Quảng cáo)

Đồ thị giao Ox, Oy tại các điểm: (4;0); (0;2)

b) Gọi \(M\left( {{x_o};{y_o}} \right)\) là một điểm bất kì của mặt phẳng tọa độ. Đường cong \(\left( {{H_m}} \right)\) đi qua điểm M khi và chỉ khi m là nghiệm của phương trình \({{{x_o} – 4m} \over {2\left( {m{x_o} – 1} \right)}} = {y_o}\)

\( \Leftrightarrow \left\{ \matrix{
m{x_o} – 1 \ne 0 \hfill \cr
2{y_o}\left( {m{x_o} – 1} \right) = {x_o} – 4m \hfill \cr} \right. \Leftrightarrow \left\{ \matrix{
m{x_o} \ne 1\,\,\,\,\,\,\left( 1 \right) \hfill \cr
\left( {2{x_o}{y_o} + 4} \right)m – {x_o} – 2{y_o} = 0\,\,\,\left( 2 \right) \hfill \cr} \right.\)

Mọi đường cong \(\left( {{H_m}} \right)\) với \(m \ne  \pm {1 \over 2}\) đều đi qua điểm \(M\left( {{x_o};{y_o}} \right)\) khi và chỉ khi hệ phương trình trên nghiệm đúng với mọi \(m \ne  \pm {1 \over 2}\).

Phương trình (2) nghiệm đúng với mọi m khi và chỉ khi

\(\left\{ \matrix{
2{x_o}{y_o} + 4 = 0 \hfill \cr
{x_o} + 2{y_o} = 0 \hfill \cr} \right. \Leftrightarrow \left\{ \matrix{
{x_o} = – 2 \hfill \cr
{y_o} = 1 \hfill \cr} \right.\,\,hoac\,\,\left\{ \matrix{
{x_o} = 2 \hfill \cr
{y_o} = – 1 \hfill \cr} \right.\)

Vậy \(\left( {{x_o};{y_o}} \right)\) =(-2;1) và \(\left( {{x_o};{y_o}} \right)\)=(2;-1)

Ta kiểm tra điều kiện (1)
• Với \({x_o} =  – 2\), ta có \(m \ne  – {1 \over 2}\)

•Với \({x_o} = 2\), ta có \(m \ne {1 \over 2}\)

Vậy mọi đường cong \(\left( {{H_m}} \right)\) với \(m \ne  \pm {1 \over 2}\) đều đi qua hai điểm cố định A(-2; 1) và B(2; – 1).
c) Ta có \(y’ = {{4{m^2} – 1} \over {2{{\left( {mx – 1} \right)}^2}}}\)

Hệ số góc tiếp tuyến với \(\left( {{H_m}} \right)\) tại A(-2; 1) và \(B(2; – 1)\) là y’(-2);y'(2).
Ta có tích hai hệ số góc tiếp tuyến tại A và B là:

\(y’\left( { – 2} \right).y’\left( 2 \right) = {{4{m^2} – 1} \over {2{{\left( {-2m – 1} \right)}^2}}}.{{4{m^2} – 1} \over {2{{\left( {2m – 1} \right)}^2}}} = {1 \over 4}\) là hằng số.