Trang chủ Lớp 6 SBT Ngữ văn lớp 6 (sách cũ) Câu trần thuật đơn có từ “là” SBT Văn 6 tập 2:...

Câu trần thuật đơn có từ "là” SBT Văn 6 tập 2: Câu 1, 2, 3, 4, 5 trang 65...

Câu 1, 2, 3, 4, 5 trang 65 Sách bài tập (SBT) Ngữ văn 6 tập 2. Câu 4. Đặt ba câu trần thuật đơn có từ là để giới thiệu nghề nghiệp của những người thân.. Câu trần thuật đơn có từ "là” SBT Ngữ văn 6 tập 2 -

Câu 1, 2, 3, 4, 5 trang 65 Sách bài tập (SBT) Ngữ văn 6 tập 2. Câu 4. Đặt ba câu trần thuật đơn có từ là để giới thiệu nghề nghiệp của những người thân.

Bài tập

1. Bài tập 1, trang 115 - 116, SGK.

2. Bài tập 2, trang 116, SGK.

3. Bài tập 3, trang 116, SGK.

4. Đặt ba câu trần thuật đơn có từ để giới thiệu nghề nghiệp của những người thân.

Mẫu : Bố em là giáo viên.

5. Những câu sau đây có thể đổi vị trí của chủ ngữ và vị ngữ cho nhau được không ? Tại sao ?

a) Bạn Nam là học sinh lớp 6A.

b) Bạn Nam là lớp phó học tập của lớp 6A.

c) Ông Lê-nin là người nước Nga.

Gợi ý làm bài

1. Để xác định đúng câu trần thuật đơn có từ , HS phải xác định chủ ngữ và vị ngữ trong từng câu. Nếu vị ngữ do từ là kết hợp với cụm từ tạo thành thì đó là câu trần thuật đơn có từ là. Ví dụ :

a) Câu Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt có :

Chủ ngữ : Hoán dụ ;

Vị ngữ : là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

Vị ngữ trong câu này có cấu tạo gồm từ là + cụm động từ.

Vậy đây là câu trần thuật đơn có từ là.

b) Câu Người ta gọi chàng là Sơn Tinh có :

Chủ ngữ : Người ta ;

Vị ngữ : gọi chàng là Sơn Tinh.

Vị ngữ trong câu này là một cụm động từ.

Advertisements (Quảng cáo)

Vậy đây không phải là câu trần thuật đơn có từ là.

HS tự tìm câu trần thuật đơn có từ trong những câu còn lại.

2. Chú ý câu trần thuật đơn có từ gồm các kiểu sau :

- Câu định nghĩa ;

- Câu giới thiệu ;

- Câu miêu tả ;

- Câu đánh giá.

3. Tham khảo các câu sau :

Nam là bạn thân nhất của em. Bạn Nam học rất giỏi. Năm nào, bạn ấy cũng là học sinh xuất sắc, là "Cháu ngoan Bác Hồ”. Em rất mến phục bạn và hứa sẽ phấn đấu học giỏi như bạn Nam.

4. Chú ý, quan hệ giữa chủ ngữ và vị ngữ trong câu trần thuật đơn có từ rất đa dạng:

Chủ ngữ và vị ngữ có thể đổi vị trí cho nhau

Chủ ngữ và vị ngữ không thể đổi vị trí cho nhau

Vị ngữ biểu thị một tên gọi khác của sự vật, hiện tượng nêu ở chủ ngữ - Câu định nghĩa, câu giới thiệu.

Ví dụ :

Bạn Tuấn là lớp trưởng lớp 6A.

Vị ngữ biểu thị một lớp sự vật, hiện tượng mà sự vật, hiện tượng nêu ở chủ ngữ thuộc vào - Câu miêu tả.

Ví dụ :

Bà đỡ Trần là người huyện Đông Triều.

Vị ngữ biểu thị sự đánh giá đối với sự vật, hiện tượng nêu ở chủ ngữ - Câu đánh giá.

Ví dụ:

Cây tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam, bạn thân của nhân dân Việt Nam.

Bạn đang xem bài tập, chương trình học môn SBT Ngữ văn lớp 6 (sách cũ). Vui lòng chọn môn học sách mới cần xem dưới đây:

Advertisements (Quảng cáo)