4. Dựa vào đặc điểm gì của “dưa” mà có những tên gọi sau : dưa vàng, dưa gang, dưa Thái ?. Soạn bài Từ và cấu tạo của từ tiếng Việt SBT Ngữ văn 6 tập 1
Bài tập
1. Bài tập 1, trang 14, SGK.
2. Bài tập 2, trang 14, SGK.
3. Bài tập 3, trang 14 - 15, SGK.
4. Dựa vào đặc điểm gì của "dưa” mà có những tên gọi sau : dưa vàng, dưa gang, dưa Thái ?
5. Cho tiếng cá, hãy tìm các tiếng khác có thể ghép với tiếng cá để tạo ra các từ ghép chỉ các loại cá khác nhau.
6. Bài tập 4, trang 15, SGK.
7. Bài tập 5, trang 15, SGK.
Gợi ý làm bài
1. a) Xác định kiểu cấu tạo của từ nguồn gốc là xét xem từ đó gồm bao nhiêu tiếng và quan hệ giữa các tiếng đó như thế nào (các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa hay láy âm nhau).
Ta thấy : từ nguồn gốc gồm hai tiếng, nó là từ phức. Các tiếng nguồn, gốc đều có nghĩa. Vậy, nó là từ ghép.
(Tương tự đối với từ con cháu.)
b) Tìm từ đồng nghĩa với từ cho trước là tìm những từ có ý nghĩa giống hoặc gần giống với từ đó. Ví dụ : từ đồng nghĩa với từ nguồn gốc là cội nguồn.
c) HS có thể tìm những từ đơn chỉ quan hệ thân thuộc như : ông, bà, bố, cha, ba, má, mẹ, cô, chú, bác, cậu, mợ, thím, con, cháu, anh, chị, em... rồi kết hợp các tiếng (là từ đơn) đã tìm được với nhau để tạo thành từ ghép.
Lưu ý : Một tiếng có thể kết hợp (ghép) với các tiếng khác nhau để tạo thành những từ ghép khác nhau. Ví dụ : ông bà, ông cha...
2. Dựa vào những từ ghép chỉ quan hệ thân thuộc đã tìm được ở mục c, bài tập 1, HS phân tích quy tắc sắp xếp các tiếng theo gợi ý đã nêu trong bài tập. Ví dụ :
Advertisements (Quảng cáo)
- Ông bà —> ông bà
(nam) (nữ)
- Cháu chắt —> cháu chắt
(bậc trên) (bậc dưới)
Quy tắc 1 : nam trước, nữ sau (tiếng chỉ nam giới đứng trước, tiếng chỉ nữ giới đứng sau).
Quy tắc 2 : trên trước, dưới sau (tiếng chỉ người bậc trên đứng trước, tiếng chỉ người bậc dưới đứng sau).
3. Các từ ghép gọi tên các loại "bánh” cấu tạo theo công thức bánh + X có nghĩa cụ thể hơn nghĩa của bánh. Trong đó X là tiếng giữ vai trò cụ thể hoá loại "bánh” để phân biệt với loại bánh khác.
Ví dụ : tiếng nếp kết hợp với tiếng bánh tạo thành từ bánh nếp chỉ một loại bánh làm bằng gạo nếp. Bánh nếp khác với các loại bánh làm bằng chất liệu khác như bánh tẻ, bánh khoai ; đồng thời cũng khác với bánh rán (về cách chế biến), bánh dẻo (về tính chất), bánh gối (về hình dáng).
HS kẻ theo bảng đã cho trong SGK. Có thể tìm thêm các từ chỉ các loại bánh để bổ sung vào bảng. Ví dụ : bánh cốm, bánh mật, bảnh mì, bánh quế... *
4. Cách làm tương tự như bài tập 3. Chú ý đến các ý nghĩa về màu sắc, hình dáng, xuất xứ của từng loại "dưa”.
5. HS tìm tên các loại cá cụ thể. Ví dụ : cá chép, cá mè...
6. HS xét xem từ thút thít bổ nghĩa cho từ nào, rồi tự kết luận xem nó miêu tả cái gì. HS có thể tìm thêm các từ khác như : sụt sùi, nức nở, tấm tức, rưng rức...
Tham khảo các từ sau :
a) Tả tiếng cười : khúc khích, rinh rích...
b) Tả tiếng nói : lè nhè, lí nhí...
c) Tả dáng điệu : lừ đừ, co ro...