Trang chủ Lớp 6 SBT Ngữ văn lớp 6 Bài kiểm tra tổng hợp cuối học kì 1 – SBT Ngữ...

Bài kiểm tra tổng hợp cuối học kì 1 – SBT Ngữ văn 6 tập 1: Câu 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10 trang 84...

Câu 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10 trang 84 và Câu 1, 2 trang 86 Sách bài tập (SBT) Ngữ văn 6 tập 1. PHẦN I : TRẮC NGHIỆM

Advertisements (Quảng cáo)

Đọc kĩ đoạn văn và các câu hỏi, sau đó lựa chọn câu trả lời đúng nhất ở mỗi câu hỏi.. Soạn bài Bài kiểm tra tổng hợp cuối học kì I SBT Ngữ văn 6 tập 1 –

Câu 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10 trang 84 và Câu 1, 2 trang 86 Sách bài tập (SBT) Ngữ văn 6 tập 1. PHẦN I : TRẮC NGHIỆM

Đọc kĩ đoạn văn và các câu hỏi, sau đó lựa chọn câu trả lời đúng nhất ở mỗi câu hỏi.

Bài tập

PHẦN I : TRẮC NGHIỆM

Đọc kĩ đoạn văn và các câu hỏi, sau đó lựa chọn câu trả lời đúng nhất ở mỗi câu hỏi.

Thánh Gióng

Tráng sĩ bước lên vỗ vào mông ngựa. Ngựa hí dài mấy tiếng vang dội. Tráng sĩ mặc áo giáp, cầm roi, nhảy lên mình ngựa. Ngựa phun lửa, tráng sĩ thúc ngựa phi thẳng đến nơi có giặc: đón đầu chúng đánh giết hết lớp này đến lớp khác, giặc chết như rạ. Bỗng roi sắt gãy. Tráng sĩ bèn nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc. Giặc tan vỡ. Đám tàn quân giẫm đạp lên nhau chạy trốn, tráng sĩ đuổi đến chân núi Sóc. Đến đấy, một mình một ngựa, tráng sĩ lên đỉnh núi, cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời…

1. Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt nào là chính ?

A – Biểu cảm

B – Tự sự                                                                      

C – Miêu tả

D – Nghị luận

2. Trong đoạn văn trên, từ loại nào được dùng nhiều nhất ?

A -Chỉ từ

B – Tính từ

C – Động từ

D – Đại từ

3. Đoạn văn trên nhằm mục đích gì ?

A – Miêu tả chân dung người anh hùng làng Gióng

B – Kể lại sự việc Thánh Gióng đánh giặc

C – Nêu cảm nghĩ về việc Thánh Gióng đánh giặc

D – Bàn về ý nghĩa của hình tượng Thánh Gióng

4. Đoạn văn trên được kể theo thứ tự nào ?

A – Kể sự việc theo thứ tự thời gian (trước, sau)

B – Theo kêt quả trước, nguyên nhân sau

C – Theo vị trí từ xa đến gần

D – Không theo thứ tự nào

5. Đoạn văn trên được kể theo ngôi nào ?

A – Ngôi thứ nhất số ít

B – Ngôi thứ hai

C – Ngôi thứ ba

D – Ngôi thứ nhất số nhiều

6. Trong câu ” Tráng sĩ bèn nhố những cụm tre cạnh đường quật vào giặc.” có mấy cụm động từ ?

A – Một cụm

B – Hai cụm

C – Ba cụm

D – Bốn cụm

7. Trong câu ” Tráng sĩ bèn nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc.” có mấy cụm danh từ ?

A – Một cụm

B – Hai cụm

C – Ba cụm

D – Bốn cụm                                                                

8. Trong các từ và cụm từ sau đây, từ nào là từ mượn ?

A – vang dội

B – tráng sĩ

C – chạy trốn

D – đón đầu

9. Trong chú thích sau đây, từ áo giáp được giải nghĩa bằng cách nào ?

Áo giáp : áo được làm bằng chất liệu đặc biệt (da thú hoăc sắt…) nhằm chống đỡ binh khí, bảo vệ cơ thể.

A – Trình bày khái niệm mà từ biểu thị

B – Đưa ra từ đồng nghĩa với từ cần giải thích

C – Đưa ra từ trái nghĩa với từ cần giải thích

D – Cả ba trường hợp trên đều sai

10. Từ đường trong đoạn văn trên có mấy nghĩa ?

A – Một nghĩa

B – Hai nghĩa

C – Ba nghĩa

D – Bốn nghĩa

PHẦN II: TỰ LUẬN

Đề 1: Từ đoạn văn trên, em hãy tưởng tượng mình gặp Thánh Gióng ngay tại chân núi Sóc Sơn, lúc tráng sĩ chuẩn bị bay về trời. Em và tráng sĩ đã nói với nhau những gì ? Hãy viết một đoạn văn kể lại đoạn kết đó.

Đề 2: Từ đoạn văn trên, hãy tưởng tượng mình là người cha (hoặc người mẹ) của tráng sĩ. Trước khi tráng sĩ nhảy lên ngựa ra trận, hai người đã nói với nhau những gì ? Hãy viết một đoạn văn kể lại phút chia tay ấy.

Gợi ý làm bài

PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (10 câu, mỗi câu đúng đươc 0,4 điểm, tống 4 điểm)

Câu số

Đáp án

Câu số

Đáp án

Câu số

Đáp án

1

B

5

c

9

A

2

c

6

B

10

A

3

B

7

A

4

A

8

B

PHẦN II: TỰ LUẬN

Đề 1: 

Cần chú ý mấy điểm sau :

– Xem lại tiết học Kể chuyện tưởng tượng (Bài 12) để nắm được yêu cầu và cách thức làm bài, tham khảo thêm các tình huống đề đã có trong bài học ấy.

– Chú ý ngôi kể cho đúng, trong trường hợp này cần kể lại câu chuyện theo ngôi thứ nhất số ít.

– Nội dung đoạn văn một phần có thể dựa vào đoạn văn đã nêu ở phần Trắc nghiệm, miêu tả Gióng đánh giặc, lấy một số chi tiết ở cuối đoạn để làm câu dẫn chuyển sang viết đoạn kết do mình tưởng tượng ra.

– Nội đung đoạn kết hoàn toàn tuỳ thuộc vào trí tưởng tượng của mỗi học sinh. Căn cứ vào ngôi kể và hoàn cảnh của truyện mà tưởng tượng ra các nội dung và lời thoại cho phù hợp và độc đáo.

Đề 2

Cần chú ý mấy điếm sau :

– Giống như điểm thứ nhất của đề trên.

– Ở bài tập này, tuy đóng vai người cha (hoặc người mẹ) của tráng sĩ nhưng ngôi kể vẫn là ngôi thứ nhất ; khi xưng hô, chú ý dùng các từ cha, mẹ, …cho đúng chỗ.

– Cũng giống như đề 1, nội dung đoạn văn hoàn toàn tuỳ thuộc vào trí tưởng tượng của mỗi học sinh. Nhưng ở đề này, cần tập trung vào xây dựng các câu đối thoại giữa mình (như là cha, mẹ) và tráng sĩ trước lúc ra trận. Căn cứ vào ngôi kể và hoàn cảnh của truyện mà tưởng tượng ra các nội dung và lời thoại cho phù hợp và độc đáo.