Trang chủ Lớp 6 SBT Ngữ văn lớp 6 (sách cũ) Soạn bài Cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử SBT Văn...

Soạn bài Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử SBT Văn 6 tập 2: Câu 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 trang 76...

Câu 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 trang 76 Sách bài tập (SBT) Ngữ văn 6 tập 2. Câu 1. Em hiểu thế nào là văn bản nhật dụng ? Vì sao cần phải học văn bản nhật dụng ?. Soạn bài Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử SBT Ngữ văn 6 tập 2 -

Câu 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 trang 76 Sách bài tập (SBT) Ngữ văn 6 tập 2. Câu 1. Em hiểu thế nào là văn bản nhật dụng ? Vì sao cần phải học văn bản nhật dụng ?

Bài tập

1. Em hiểu thế nào là văn bản nhật dụng ? Vì sao cần phải học văn bản nhật dụng ?

2. Học văn bản nhật dụng giúp ích gì cho việc bồi dưỡng kiến thức và rèn luyện các năng lực ngữ văn ?

3. Câu 1, trang 127, SGK.

4. Câu 2, trang 127, SGK.

5. Câu 3, trang 127, SGK.

6. Khi SGK Ngữ văn 6 vừa ra đời, đã có một bài báo phê phán việc đưa văn bản này vào SGK vì cho rằng văn bản đã ca ngợi nền văn minh tư sản, đã ca ngợi công cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp. Em thấy sự phê phán ấy có thoả đáng không ? Vì sao ? *

Trong dịp kỉ niệm 1000 năm Thăng Long, Hà Nội đã có rất nhiều bài báo viết về cầu Long Biên. Bài Cầu Long Biên - Di sản văn hoá trên đất Hà thành (Theo http://thanglong.cinet.vn) có đoạn : "Hơn 1000 năm đã trôi qua, những giá trị của quá khứ như vẫn lắng đọng trên từng nhịp cầu. Đất nước thay đổi, thủ đô thay đổi nhưng giá trị biểu tượng của cầu Long Biên vẫn mãi trường tồn”. Em hãy phát biểu cảm nghĩ của mình sau khi đọc đoạn văn trên.

8. Chọn một trong các đề tài dưới đây để viết bài báo ngắn (cho lớp, trường hoặc để gửi tới một tờ báo ở địa phương, các báo dành cho thanh - thiếu niên ở trung ương) :

a) Chứng nhân lịch sử (công trình : đền, đình, miếu, phố, chợ...) của quê em.

b) Một thắng cảnh (núi, sông, hồ, vịnh...) của quê em.

c) Một di tích lịch sử - văn hoá.

Gợi ý làm bài

1. - Văn bản nhật dụng là những bài viết có nội dung gần gũi, bức thiết đối với cuộc sống trước mắt của con người và cộng đồng trong xã hội hiện đại như : thiên nhiên, môi trường, năng lượng, dân số, quyền trẻ em, ma tuý, công nghệ thông tin, bảo vệ hoà bình, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc...

- Mỗi môn học trong trường đều có thể đề cập đến một khía cạnh nào đó của các vấn đề cấp thiết nói trên. Tuy nhiên, Ngữ văn là môn học có thể chọn được những bài viết hay nhất, toàn diện nhất, do đó cũng có thể gây được tác động sâu sắc và mạnh mẽ nhất. 

2. a) Muốn viết văn hay, trước hết phải có kiến thức, vốn sống. Dù là viết về một vấn đề của quá khứ cũng không thể không liên hệ tới cuộc sống hiện đại ; và ngược lại, nắm vững những vấn đề bức xúc của cuộc sống hiện đại càng có điều kiện để hiểu rõ hơn những vấn đề xa xưa của lịch sử. Văn bản nhật dụng giúp ta nắm bắt một cách kịp thời những vấn đề nóng hổi của cuộc sống hiện nay ; đó cũng là một trong những cách tốt nhất giúp ta hiểu biết thêm cuộc sống về mọi mặt, về mọi khía cạnh.

Đọc kiểu văn bản nào cũng phải qua các bước : đọc hiểu - suy ngẫm - liên tưởng. Đốĩ với văn bản nhật dụng, lại càng phải như thế. Với thái độ và phương pháp tiếp cận văn bản phù hợp, dù là đọc bức thư của thủ lĩnh người da đỏ ở châu Mĩ từ thế kỉ trước, dù là đọc bài viết về một di tích lịch sử, một thắng cảnh không phải ở quê mình, ta vẫn thấy nó rất gần gũi, vẫn thấy chúng có thể giúp ta phát hiện thêm bao vấn đề mới quanh ta, phát hiện sâu sắc hơn những vân đề mà trước đây ta chưa thấy một cách đúng mức.

Những nội dung, kiến thức, vốn sống, suy ngẫm, liên tưởng... đó chính là những chất liệu đầu tiên hết sức quan trọng.

b) Không phải bài viết nào đề cập đến những vấn đề bức xúc của cuộc sống cũng được đưa vào SGK. Tiêu chuẩn không thể thiếu là phải hay. Đã gọi là văn hay thì có thể học được rất nhiều điều : cách lập luận, xây dựng bố cục, cách tường thuật, miêu tả, cách sử dụng từ, cách dùng các thủ pháp nghệ thuật. Mặc dù hầu hết văn bản nhật dụng được đưa vào SGK không dùng hư cấu, tức là không có những chi tiết tưởng tượng, sáng tạo... song ta vẫn hoàn toàn có thể học tập được tất cả những điểm nêu trên vì giữa tư sự đời thường và kể chuyện sáng tạo chẳng hạn, tuy có khác nhau nhưng không phải không có điểm chung.

Dĩ nhiên, tuỳ theo chương trình Ngữ văn của mỗi lớp, khi học văn bản nhật dụng, ta cần lưu ý đến các trọng điểm nhất định. Việc tập trung học các loại truyện, học các phương thức tự sự và miêu tả, học các phép so sánh, ẩn dụ, hoán dụ hẳn đã giúp rất nhiều cho việc khám phá các vẻ đẹp nghệ thuật của ba văn bản nhật dụng ở cuối SGK Ngữ văn 6, tập hai ; và ngược lại, học ba văn bản ấy, ta sẽ hiểu sâu hơn những vấn đề thực tiễn cũng như lí thuyết của các phần Văn, Tiếng Việt, Tập làm văn đề cập ở trước.

3. Dễ dàng thấy bài văn gồm có các phần ứng với những nội dung sau : giới thiệu tổng quát về cầu Long Biên, cầu Long Biên trong những thời kì lịch sử đã qua, cầu Long Biên trong hiện đại.

HS dựa vào phần gợi ý trên để chỉ ranh giới giữa các phần. Riêng phần thứ hai, lại có thể chia thành mấy đoạn, cần chú ý là đoạn thứ nhất của phần này có lối viết khác với các đoạn ở sau là không có tính chất kí mà nặng về miêu tả, tường thuật một cách khách quan.

4. Để trả lời tốt câu hỏi này, sau khi đọc kĩ đoạn văn, cần đọc thêm các tư liệu tham khảo sau :

"Năm 1897, cuộc thi thiết kế cho cầu đã được tổ chức. Phương án thiết kế của Eiffel (Ép-phen) (cũng là người thiết kế xây tháp Eiffel nổi tiếng) được chọn để xây dựng cầu chính thức, cầu được thiết kế theo kiểu dáng của cầu Tolbiac ở quận 13, Paris trên tuyến đường sắt Paris - Orléans, Pháp. Sau đó, phần thi công xây dựng cầu đã được tổ chức đấu thầu và hãng Daydé & Pillé trúng thầu thi công phần chính của cầu còn Nha công chính Đông Dương thì xây dựng phần cầu dẫn. [...] Giá thành xây dựng ban đầu của cầu là 6.200.000 franc Pháp. Thiết kế ban đầu, chiếc cầu khi hoàn thành chỉ có đường tàu hoả còn đường ô tô đi chung với đường sắt như cầu Đuống. Cho đến tận 19 năm sau, cầu mới được làm thêm đường hai bên cho các loại xe cơ giới.”

(Theo http://vi.wikipedia.org )

Advertisements (Quảng cáo)

"Đây đã từng là cây cầu dài thứ hai trên thế giới được mệnh danh là tháp Eiffel nằm ngang của Hà Nội, chỉ sau cầu Brooklyn bắc qua sông East - River của Mĩ.” 

(Theo http://thanglong.cinet.vn)

Như vậy, đánh giá quy mô, tính chất, vị trí cầu Long Biên là không phải chỉ so sánh một cách đơn giản với các cầu lớn hơn nó đã và sẽ bắc qua sông Hồng hiện nay cũng như với các cầu lớn khác trên thế giới mà phải đặt nó trong hoàn cảnh lịch sử lúc nó được xây dựng để có ý thức tôn trọng, bảo tồn nó. Đây cũng là một trong những điều kiện để mệnh danh cho cầu Long Biên là "chứng nhân lịch sử”.

5. a) Có thể thấy trình tự ghi lại cảnh vật và sự việc như sau : thời kì hoà bình (1954 -1964) - thời kì chống đế quốc Mĩ - thời điểm có lũ lụt. Vì đây là kí, mang nặng tính trữ tình nên mạch cảm xúc không hẳn theo đúng trình tự thời gian (như nhắc chuyện Trung đoàn thủ đô rút khỏi Thủ đô năm 1947 sau khi nói đến những "năm tháng hoà bình” sau năm 1954 ; cũng có thể ghép đoạn miêu tả cầu thời điểm có lũ lụt vào thời kì chống đế quốc Mĩ vì có câu "chiếc cầu như chiếc võng đung đưa nhưng vẫn dẻo dai bền chắc”).

a) Đường rút quân của Trung đoàn thủ đô đã diễn ra gần cầu Long Biên ; "chứng nhân” cầu Long Biên đã ghi lại những hình ảnh ấy và chắc rằng các chiến sĩ của Trung đoàn thủ đô trước khi rời xa Hà Nội cũng đã khắc vào tâm khảm hình ảnh cầu Long Biên. Cảm xúc trong bài thơ, trong bản nhạc vốn không phải của tác giả Thuý Lan. Cái "Tôi” đã hoà quyện vào cái "Ta”, tình cảm đối với quê hương đất nước, đối với di tích lịch sử của thế hệ sau đã được các thế hệ đàn anh nuôi dưỡng.

b) Tình cảm của tác giả ở đoạn văn này bộc lộ rõ ràng và tha thiết hơn hẳn đoạn trên (miêu tả, tường thuật việc xây dựng cầu) vì chiếc cầu gắn với biết bao cảm xúc và kỉ niệm (của chính mình hoặc của thế hệ đàn anh). Điều đó thể hiện qua việc dùng hàng loạt đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất, qua việc sử dụng hàng loạt động từ, tính từ giàu sắc thái biểu cảm (HS tự chứng minh).

6. Vận dụng tất cả những điều đã phân tích ở trên để chứng minh rằng ý kiến đó là không thoả đáng. Có thể nêu những ý sau :

- Cần phân biệt động cơ, mục đích (có thể không tốt) xây dựng cầu với ý nghĩa của cây cầu, tác dụng của cây cầu đối với cuộc sống mọi mặt của dân tộc ta trong hơn một thế kỉ.

- Cần phân biệt chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp với thành tựu khoa học kỹ thuật của nhân dân, của các nhà khoa học Pháp.

- Tác giả cũng đã phê phán "những cảnh đối xử tàn nhẫn của các ông chủ người Pháp” đối với "dân phu Việt Nam” trong quá trình xây dựng cầu. Xét về một phương diện nào đó, nhân dân Việt Nam cũng đã có đóng góp trong việc xây dựng cầu Long Biên, chiếc cầu đã từng đứng thứ hai thế giới, đã được mệnh danh là "Tháp Eiffel nằm ngang của Hà Nội”.

- Ý nghĩa của cầu Long Biên không chỉ có vậy. "Cầu Long Biên gắn liền với lịch sử hai cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc, cũng như chứng kiến sự chuyển mình đi lên của đất nước từ khi thống nhất. Cầu Long Biên là một phần của thủ đô Hà Nội, vì thế mọi biến cố có tầm vóc quốc gia đều có sự chứng kiến và tham gia của cây cầu”. HS có thể dùng dẫn chứng để chứng minh.

Tóm lại, đây là một nhận định võ đoán, cực đoan, thiếu quan điểm lịch sử và phảng phất ít nhiều khuynh hướng tư tưởng dân tộc hẹp hòi.

7. Tham khảo thêm các đoạn văn sau :

"Có những tình yêu dành cho cả những vật vô tri như gỗ đá và đôi khi là cả khối sắt thép khổng lồ. Bắc qua sông Hồng, cầu Long Biên đẹp lãng mạn và đáng yêu kinh khủng.”

"Long Biên vẫn giữ được dáng vẻ cổ xưa của nó. Không có quán xá đắt tiền, không có người thu tiền dịch vụ. Có chăng là đôi ba hàng bán rong với một vài thứ hoa quả của những cô bán hàng mộc mạc, chân chất. Khung cảnh lãng mạn này khiến cầu Long Biên cứ dập dìu từng đôi đứng hóng mát vào mỗi buổi hoàng hôn. Thi thoảng nghe tiếng một đoàn tàu rầm rập đi qua. Thứ âm thanh từ bao nhiêu năm nay vẫn thế.”

(Theo http://dantri.com.vn)

"Hiền lành và chở che, hơn thế kỉ vẫn trung thành nối nhịp sống đôi bờ, cầu Long Biên vẫn và sẽ còn là biểu tượng và niềm tự hào của người Hà Nội nói riêng và người dân Việt Nam nói chung.”

                                                                                                                                 (Theo http://thanglong.cinet.vn)                                                                                                                                   

"Trong chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt Nam nói chung của không lực Hoa Kì (1965 -1972), cầu Long Biên bị ném bom 14 lần. Để bảo vệ cầu, bộ đội công binh và phòng không Việt Nam xây dựng hai trận địa pháo phòng không cao 11,5 mét trên bãi cát nổi giữa sông Hồng (còn gọi là bãi giữa), để vẫn có thể bắn máy bay Hoa Kì khi có lũ cao nhất. Bộ đội phòng không Việt Nam dùng máy bay trực thăng cẩu pháo, khi tái chiếm lĩnh trận địa. Ngoài ra còn có lực lượng phòng không hải quân gồm các tàu tuần tiễu tham gia bảo vệ cầu. Các nhịp cầu bị bom đánh đổ đã được thay bằng các dầm bán vĩnh cửu, có khẩu độ ngắn đặt trên các trụ mới. Lịch sử sử dụng cầu Long Biên đã chứng kiến các điểm cao trên thành cầu trở thành ụ pháo cao xạ chống máy bay Mĩ trong thời gian chiến tranh.”

(Theo http://vi.wikipedia.org)

8. Đây là một cụm đề, có ba đề, nói đúng hơn là có ba hướng chọn đề tài nên không thể có gợi ý cụ thể, chỉ nêu lên một vài điểm chung nhất về hai đề tài ab.

- "Quê em” có thể hiểu rộng hoặc hẹp song nên cố gắng chọn những di tích, danh thắng có thể đến tận nơi được. Không cần viết dài mà cần viết chân thực. Cần căn cứ điều "tai nghe” song quan trọng hơn là điều "mắt thấy”.

- Vì các em còn ít tuổi mà đi tích, danh thắng lại gắn rất nhiều với lịch sử xa xưa nên khâu chuẩn bị tư liệu là rất quan trọng. Phải đọc sách báo, nhất là sách lịch sử, địa lý địa phương ; phải tìm hiểu những câu ca dao, tục ngữ, những truyền thuyết có liên quan,phải tìm hiểu ở các cụ già, nhiều khi chỉ ý nghĩa của một tên riêng nào đó cũng có thể đưa đến cho ta nhiều điều thú vị.

- Về phương thức biểu đạt, kết hợp kể và tả là phù hợp nhất. Đó là hai phương thức đã được học kĩ ở lớp 6. Có thể học tập ở bất cứ bài văn nào (đặc biệt là ở Ngữ văn 6, tập hai) để xử lý những vấn đề cụ thể của mình.

Nói chung là nên dùng ngôi thứ nhất để kể. Tuy nhiên, kể theo trình tự nào, cần đưa những nhân vật nào, chọn chi tiết nào, đó là những điều cần cân nhắc. Tả cũng như vậy. Chọn điểm nhìn nào, tả theo trình tự nào (theo trình tự từ khái quát đến cụ thể hay ngược lại, từ thấp lên cao, từ ngoài vào trong... hay ngược lại, tả trong tình hình bình thường hay tình huống đặc biệt...).

Dù là tả di tích hay danh thắng, phải làm nổi bật được mối quan hệ giữa con người và phong cảnh tự nhiên, cảnh đẹp là do vị trí thiên nhiên tạo nên song vai trò tô điểm, cải tạo của con người cũng rất quan trọng. Rất nhiều di tích lịch sử ở nước ta đồng thời cũng là danh lam thắng cảnh. Riêng về đề tài a, cần xác định rõ tính chất, đặc điểm lịch sử mà công trình làm chứng nhân (đau thương ; anh dũng ; đau thương và anh dũng : đau thương do bị giai cấp thống trị trong nước xưa kia hoặc kẻ thù xâm lược đàn áp, bóc lột, tàn phá ; anh dũng trong đấu tranh dựng nước, giữ nước...).

Bạn đang xem bài tập, chương trình học môn SBT Ngữ văn lớp 6 (sách cũ). Vui lòng chọn môn học sách mới cần xem dưới đây:

Advertisements (Quảng cáo)