Giải câu 1, 2, 3, 4 trang 56 Sách bài tập (SBT) Ngữ văn 6 tập 2. Câu 3. Bài văn sử dụng rộng rãi phép nhân hoá. Em hãy nêu một số trường hợp đặc sắc và chỉ ra tác dụng của phép nhân hoá trong những trường hợp ấy.
Bài tập
1. Trong phần đầu bài văn, sau khi nêu lên nhận định "Cây tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam, bạn thân của nhân dân Việt Nam”, tác giả đã dẫn ra hàng loạt hình ảnh, chi tiết để chứng minh cho nhận định ấy. Theo em, các dẫn chứng trong bài văn có được sắp xếp theo hệ thống nào không ? Hệ thống ấy có ý nghĩa gì ?
2. Câu 4, trang 99, SGK.
3. Bài văn sử dụng rộng rãi phép nhân hoá. Em hãy nêu một số trường hợp đặc sắc và chỉ ra tác dụng của phép nhân hoá trong những trường hợp ấy.
4. Em thích nhất đoạn văn nào, hình ảnh nào trong bài ? Vì sao ?
Gợi ý làm bài
1. Để chứng minh cho nhận định "Cây tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam, bạn thân của nhân dân Việt Nam”, tác giả đã đưa ra nhiều dẫn chứng được sắp xếp theo một hệ thống như sau :
- Cây tre (cùng với những cây cùng họ như nứa, trúc, mai, vầu) có mặt ở khắp nơi trên đất nước Việt Nam, luỹ tre bao bọc quanh các xóm làng.
Advertisements (Quảng cáo)
- Dưới bóng tre, người nông dân Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, làm ăn sinh sống và gìn giữ một nền văn hoá lâu đời.
- Tre giúp người nông dân trong rất nhiều công việc sản xuất.
- Tre gắn bó với con người thuộc mọi lứa tuổi trong đời sống hằng ngày cũng như trong những sinh hoạt văn hoá (các em nhỏ chơi chuyền với những que tre, lứa đôi nam nữ tâm tình dưới bóng tre, các cụ già với chiếc điếu cày bằng tre...).
- Cây tre gắn bó với con người từ thuở lọt lòng cho đến khi nhắm mắt xuôi tay.
Các dẫn chứng đã được sắp xếp theo trình tự từ bao quát (ý 1, 2) đến cụ thể (ý 3, 4) và cuối cùng khái quát lại : cây tre gắn bó với đời con người từ thuở lọt lòng đến khi nhắm mắt xuôi tay.
2. Bài văn đã khẳng định và ca ngợi nhiều phẩm chất của cây tre, như : "Dáng tre vươn mộc mạc, màu tre tươi nhũn nhặn. Rồi tre lớn lên, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc. Tre trông thanh cao, giản dị, chí khí như người”, "Tre là thẳng thắn, bất khuất ! Ta kháng chiến, tre lại là đồng chí chiến đấu của ta. Tre vốn cùng ta làm ăn, lại vì ta mà cùng ta đánh giặc. ".
Ca ngợi những phẩm chất của cây tre cũng chính là ca ngợi những đức tính và phẩm chất của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam và vì thế ở đoạn kết tác giả đã viết : "Cây tre Việt Nam ! Cây tre xanh, nhũn nhặn, ngay thẳng, thuỷ chung, can đảm. Cây tre mang những đức tính của người hiền là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam.”.
3. Để thể hiện sự gần gũi và gắn bó của cây tre với con người, tác giả đã sử dụng rộng rãi phép nhân hoá khi nói về cây tre. Nhiều chỗ, phép nhân hoá được sử dụng rất thích hợp và đặc sắc. Ví dụ : "Dáng tre vươn mộc mạc, màu tre tươi nhũn nhặn. Rồi tre lớn lên, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc. Tre trông thanh cao, giản dị...”. Hàng loạt tính từ chỉ phẩm chất của con người được dùng nói về cây tre đã làm cho tre mang được các giá trị cao quý của con người. Những hành động cao cả của con người (như xung phong, hi sinh, giữ làng, giữ nước) được dùng để nói về sự cống hiến của tre cho cuộc kháng chiến. Để ca ngơi công lao và phẩm chất của tre, tác giả đã tôn vinh cây tre bằng những danh hiệu cao quý của con người : Anh hùng lao động, Anh hùng chiến đấu.
4. Em hãy lựa chọn đoạn văn thích nhất, theo sự cảm nhận của mình, có thể chú ý đến đoạn "Nhạc của trúc, nhạc của tre...lắng nghe tiếng hát giữa trời cao của trúc, của tre...” hoặc đoạn kết : "Cây tre Việt Nam... tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam”.