Trang chủ Lớp 6 SBT Ngữ văn lớp 6 Soạn bài Chân, tay, tai, mắt, miệng SBT Ngữ văn 6 tập...

Soạn bài Chân, tay, tai, mắt, miệng SBT Ngữ văn 6 tập 1: Giải câu 1, 2, 3, 4 trang 56...

Giải câu 1, 2, 3, 4 trang 56 Sách bài tập (SBT) Ngữ văn 6 tập 1. 2. Vì sao bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay không so bì, ganh ghét với lão Miệng nữa mà lại cùng lão Miệng “thân mật sống với nhau, mỗi người một việc, không ai tị ai cả” ?. Soạn bài Chân, tay, tai, mắt, miệng SBT Ngữ văn 6 tập 1 –

Advertisements (Quảng cáo)

Giải câu 1, 2, 3, 4 trang 56 Sách bài tập (SBT) Ngữ văn 6 tập 1. 2. Vì sao bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay không so bì, ganh ghét với lão Miệng nữa mà lại cùng lão Miệng "thân mật sống với nhau, mỗi người một việc, không ai tị ai cả" ?

Bài tập

1. Câu 1, trang 116, SGK.

2. Vì sao bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay không so bì, ganh ghét với lão Miệng nữa mà lại cùng lão Miệng “thân mật sống với nhau, mỗi người một việc, không ai tị ai cả” ?

3. Biện pháp nghệ thuật chủ yếu của truyện ngụ ngôn này là gì ?

4. Hãy tìm một số câu tục ngữ, ca dao và một số khẩu hiệu có nội dung, ý nghĩa tương tự với truyện ngụ ngôn này.

Gợi ý làm bài

1. Để thực hiện bài tập này, em không nên kể lại câu chuyện hoặc dẫn ra lời nói của tất cả các nhân vật. Chú ý một số điểm sau :

– Từ hành động và đặc biệt là dựa vào ngôn ngữ của các nhân vật, chỉ ra nguyên nhân chính dẫn đến việc cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai so bì với lão Miệng.

– Phân tích xem cách nhìn sự việc của cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay và bác Tai có đúng không.

2. Để thực hiện bài tập này, em hãy phân tích :

– Khi cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay và bác Tai đồng lòng phản ứng bằng cách bảo nhau cùng nghỉ làm để lão Miệng không có gì ăn thì kết qua thế nào ?

– Khi bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay thấy mình lầm, đi tìm thức ăn cho lão Miệng thì kết quả ra sao ?

Advertisements (Quảng cáo)

– Từ mối quan hệ không thể tách rời giữa các nhân vật – các bộ phận trong cơ thể con người – trong truyện, ngụ ý của truyện này là gì ?

3. Em hãy tra Từ điển tiếng Việt, mục từ “nhân hoá” (hoặc “nhân cách hoá”), sau đó xác định tên và phân tích biểu hiện, ý nghĩa của biện pháp nghệ thuật chính trong truyện.

4. Đọc phần Ghi nhớ (trang 116, SGK) và một số ví dụ sau đây để thực hiện bài tập này:

–                                                            Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.

(Tục ngữ)

–                                                                   Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.

(Ca dao)

–                                                           Mối người vì mọi người, mọi người vì mỗi người.