a) Chủ đề của truyện về Tuệ Tĩnh thể hiện ở hai câu văn sau . Soạn bài Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự SBT Ngữ văn 6 tập 1 -
Giải câu 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 trang 27 Sách bài tập (SBT) Ngữ văn 6 tập 1. 3. Điền tiếp vào các câu sau :
a) Chủ đề của truyện về Tuệ Tĩnh thể hiện ở hai câu văn sau :
Bài tập
1. Bài tập 1, trang 45 - 46, SGK.
2. Bài tập 2, trang 46, SGK.
3. Điền tiếp vào các câu sau :
a) Chủ đề của truyện về Tuệ Tĩnh thể hiện ở hai câu văn sau :
"...”, "...”.
b) Chủ đề của truyện Phần thưởng thể hiện ở các sự việc như ...
4. Chủ đề gắn với chuỗi sự việc và tính chất sự việc. Hãy suy nghĩ và cho biết ý kiến của em về các vấn đề sau :
a) Nếu nhà sư Tuệ Tĩnh cứ theo thứ tự mà chữa bệnh, chữa cho người quý tộc trước, chữa cho chú bé gãy chân sau, thì truyện có thay đổi chủ đề không ?
b) Nếu người nông dân cứ xin tiền thưởng, rồi đem chia cho tên cận thần một nửa như đã hứa, thì truyện còn có ý nghĩa gì không ?
5. Đọc kĩ lại truyện Phần thưởng và cho biết trong các chủ đề sau, chủ đề nào là chính của truyện. Chủ đề và tên truyện có liên quan với nhau không ?
a) Truyện biểu hiện lòng trung thành của người nông dân đối với vua Nga.
b) Truyện đả kích thói tham lam của lũ cận thần trong cung vua.
c) Truyện khen vua Nga sáng suốt, thông minh.
d) Vua Nga chỉ cười và đuổi mà không phạt tên cận thần là thiếu nghiêm khắc.
6. Đọc bài Đọc thêm (trang 47, SGK) và cho biết người ta có thể có bao nhiêu cách mở bài cho bài văn tự sự.
7. Đọc lại trong SGK các đoạn Kết bài ở các văn bản Thánh Gióng (trang 20 - 21), Sơn Tinh, Thuỷ Tinh (trang 33), Sự tích Hồ Gươm (trang 41), Tuệ Tĩnh (trang 45), Phần thưởng (trang 46), hãy cho biết phần Kết bài thực hiện yêu cầu gì trong các yêu cầu sau của bài văn tự sự :
Advertisements (Quảng cáo)
A - Thông báo sự kết thúc (kết cục) của câu chuyện.
B - Cho biết kết quả của chuyện.
C - Trình bày các sự tích.
D - Giải thích hành động của nhân vật.
Gợi ý làm bài
1. a) Truyện Phần thưởng có chủ đề tố cáo và chế giễu tên cận thần tham lam. Chủ đề của truyện này không thể hiện ở những câu chữ như truyện về Tuệ Tĩnh, mà thể hiện ở sự việc. Theo em, việc người nông dân xin phần thưởng roi có ý nghĩa thú vị như thế nào ?
b) Ba phần của truyện : Mở bài: câu đầu tiên, chỉ một câu mà nói được tình huống sẽ xảy ra chuyện ; Kết bài: câu cuối, chỉ một câu mà nói được kết cục của hai nhân vật; Thân bài: toàn bộ phần văn bản còn lại.
c) So với truyện về Tuệ Tĩnh, truvện Phần thưởng giống về bố cục (truyện có ba phần), nhưng tính chất mỗi phần ở hai truyện đều có khác nhau. Hãy tự so sánh phần Mở bài của hai truyện với nhau. Từ đó có thể thấy được sự khác nhau về chủ đề của mỗi truyện.
d) Sự việc trong phần Thân bài thú vị ở chỗ người nông dân lại xin được thưởng năm mươi roi. Đó là một việc làm phi lí, nhưng lại là một cách thông minh để xin trừng trị tên cận thần, và cũng là cách tố cáo với vua lòng tham của hắn. Nếu không xin thưởng roi lạ đời như thế thì vua sẽ không lấy làm lạ mà hỏi lại, như thế sẽ không có cớ để tố cáo tên cận thần với vua.
2. Các phần Mở bài, Kết bài của hai truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh và Sự tích Hồ Gươm đều đã giới thiệu rõ tình huống và kết cục câu chuyện. Em hãy chỉ ra điều đó.
3. a) Hãy tìm các câu văn biểu hiện trực tiếp chủ đề của truyện.
b) Hãy tìm các sự việc vạch mặt và chế giễu tên cận thần tham lam.
4. a) Em hãy tưởng tượng, nếu thầy Tuệ Tĩnh cứ theo thứ tự trước sau mà chữa bệnh thì hậu quả sẽ thế nào. Cái khác thường của thầy là không sợ quan. Ai bệnh nặng thì thầy chữa trước. Đó là y đức và đạo lí mà truyện muốn đề cao.
b) Hãy suy nghĩ, nếu người nông dân nhận tiền và chia tiền cho tên cận thần thì ý nghĩa của truyện sẽ như thế nào. Từ đó mà rút ra kết luận.
5. Đọc kĩ truyện Phần thưởng và cân nhắc đâu là chủ đề chính của truyện. Nội dung a là một chủ đề của truyện nhưng không phải là chủ đề chính. Nội dung c cũng đúng, nhưng không phải chủ đề chính. Nội dung d nên hiểu rằng, trong truyện, chỉ cần vạch mặt thói tham lam của tên cận thần là đủ, không nhất thiết phải trừng phạt. Như vậy, em đã hiểu chủ đề chính của truyện là gì.
6. Các cách mở đầu của văn tự sự trên thực tế còn nhiều nữa. Nhưng một số ví dụ mà nhà văn Phạm Hổ nêu ra đã cho thấy có rất nhiều cách mở bài.
7. Đọc lại các đoạn kết bài rồi cân nhắc trong 4 yêu cầu A, B, C, D, yêu cầu nào là đúng, yêu cầu nào không đúng đối với phần Kết bài.