Trang chủ Lớp 6 SBT Ngữ văn lớp 6 (sách cũ) Bài Chương trình địa phương (Phần Tiếng Việt) Rèn luyện chính tả...

Bài Chương trình địa phương (Phần Tiếng Việt) Rèn luyện chính tả SBT Văn 6 tập 1 (Câu 1, 2, 3, 4, 5, 6)...

Giải câu 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10 trang 91 Sách bài tập (SBT) Ngữ văn 6 tập 1. 7. (Dành cho HS miền Bắc) Hãy nêu các từ chỉ quan hệ gia đình (bắt đầu bằng ch hoặc tr) và cho biết các từ đó thường viết bằng ch hay tr.. Soạn bài Chương trình địa phương (Phần Tiếng Việt) : Rèn luyện chính tả SBT Ngữ văn 6 tập 1 -

Giải câu 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10 trang 91 Sách bài tập (SBT) Ngữ văn 6 tập 1. 7. (Dành cho HS miền Bắc) Hãy nêu các từ chỉ quan hệ gia đình (bắt đầu bằng ch hoặc tr) và cho biết các từ đó thường viết bằng ch hay tr.

Bài tập

1. Bài tập 1, trang 167, SGK (dành cho HS miền Bắc).

2. Bài tập 2, trang 167, SGK (dành cho HS miền Nam).

3. Bài tập 3, trang 167, SGK (dành cho HS miền Bắc).

4. Bài tập 4, trang 167, SGK (dành cho HS miền Nam).

5. Bài tập 5, trang 168, SGK (dành cho HS miền Trung).

6. Bài tập 6, trang 168, SGK (dành cho HS miền Nam).

7. (Dành cho HS miền Bắc) Hãy nêu các từ chỉ quan hệ gia đình (bắt đầu bằng ch hoặc tr) và cho biết các từ đó thường viết bằng ch hay tr.

8. (Dành cho HS miền Bắc) Yêu cầu tương tự như bài tập 7. Hãy kể tên các đồ dùng trong gia đình.

9. (Dành cho HS miền Trung) Điền dấu hỏi hay ngã cho các chữ in đậm trong các từ láy sau :

âm ương, banh bao, chin chu, chong chơ, con con, dang, dói, ngô ngáo, ngôn ngang, ngu nghê, viên vông,...

ơm ba bượi, be bàng, ngô ngược, nha nhặn, vạc, vưng vàng...

Rút ra nhận xét xem tiếng có thanh hỏi, ngã thường đi với những tiếng chứa thanh điệu nào trong từ láy.

10. (Dành cho HS miền Nam) Đặt câu với những từ có chứa các tiếng sau :

hách /hắt/hắc

lanh / lăng / lăn

bác / bát

đao / đau / đâu

Advertisements (Quảng cáo)

cai / cay / cây

ngân /ngẩng

khấc / khất

hếch /hết

bền / bềnh

bích / bít

kiêm / kim

kiên / kiêng

biếc / biết

Gợi ý làm bài

7. Nếu là các từ chỉ quan hệ gia đình, thì viết bằng ch : cha, chú, cháu, chồng, chị, chắt, chút...

8. Nếu là các từ chỉ đồ dùng trong nhà, thì viết, bằng ch : chạn, chum, chĩnh, chén, chai, chõng, chiếu, chăn, chảo, chày, chổi, chậu... (trừ cái tráp).

9. Các thanh điệu tiếng Việt chia làm hai nhóm :

Nhóm bổng (cao) gồm các thanh : không, hỏi, sắc.

Nhóm trầm (thấp) gồm các thanh : huyền, ngã, nặng.

Các tiếng trong từ láy thường cùng một nhóm, hoặc cùng trầm, hoặc cùng bổng. Do vậy, nếu biết được thanh điệu của một tiếng, ta dễ dàng suy ra thanh hỏi hay ngã của tiếng còn lại, từ đó có thể điền dấu hỏi hay dấu ngã thích hợp vào các chữ in đậm trong bài. Ví dụ :

- âm ương, dói: các tiếng in nghiêng mang thanh điệu không và sắc, thuộc nhóm bổng, do vậy, tiếng in đậm phải mang thanh hỏi, ta điền dấu hỏi vào các chữ in đậm này : ẩm ương, dở dói.

- ơm , ba bượi : các tiếng in nghiêng mang thanh điệu huyền và nặng, thuộc nhóm trầm, do vậy, tiếng in đậm phải mang thanh ngã, ta điền dấu ngã vào các chữ in đậm này : ỡm, bượi.


Bạn đang xem bài tập, chương trình học môn SBT Ngữ văn lớp 6 (sách cũ). Vui lòng chọn môn học sách mới cần xem dưới đây:

Advertisements (Quảng cáo)