Trang chủ Lớp 6 SBT Ngữ văn lớp 6 Lời văn, đoạn văn tự sự SBT Ngữ văn 6 tập 1:...

Lời văn, đoạn văn tự sự SBT Ngữ văn 6 tập 1: Giải câu 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 trang 34...

Giải câu 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 trang 34 Sách bài tập (SBT) Ngữ văn 6 tập 1. 5. Viết đoạn văn với các câu mở đoạn sau đây.
– Phùng Hưng là một người rất khoẻ. Một hôm…

Advertisements (Quảng cáo)

– Tuệ Tĩnh là một vị thầy thuốc rất thương người. Một lần…. Soạn bài Lời văn, đoạn văn tự sự SBT Ngữ văn 6 tập 1 –

Giải câu 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 trang 34 Sách bài tập (SBT) Ngữ văn 6 tập 1. 5. Viết đoạn văn với các câu mở đoạn sau đây.
– Phùng Hưng là một người rất khoẻ. Một hôm…

– Tuệ Tĩnh là một vị thầy thuốc rất thương người. Một lần…

Bài tập

1. Bài tập 1, trang 60, SGK.

2. Bài tập 2, trang 60, SGK.

3. Bài tập 3, trang 60, SGK.

4. Bài tập 4, trang 60, SGK.

5. Viết đoạn văn với các câu mở đoạn sau đây.

Phùng Hưng là một người rất khoẻ. Một hôm…

Tuệ Tĩnh là một vị thầy thuốc rất thương người. Một lần…

6. Tập nói các đoạn văn giới thiệu các thành viên trong gia đình em, hoặc viết tiếp cho thành đoạn văn sau câu mở đầu.

7. Đoạn văn sau đây được kể theo thứ tự nào ?

Một hôm, cô út vừa mang cơm đến dưới chân đồi thì nghe tiếng sáo véo von. Cô lấy làm lạ, rón rén bước lên, nấp sau bụi cây rình xem, thì thấy một chàng trai khôi ngô đang ngồi trên chiếc võng đào mắc vào hai cành cây, thổi sáo cho đàn bò gặm cỏ.

(Sọ Dừa)

Gợi ý làm bài

1. Chủ đề của mỗi đoạn văn là câu quan trọng thể hiện chủ đề đó.

a) Câu quan trọng là : Cậu chăn bò rất giỏi. Các câu sau cụ thể hoá cái ý “giỏi” như thế nào.

b) Câu quan trọng là : … cô em út hiền lành, tính hay thương người, đối đãi với Sọ Dừa rất tử tế. Các câu trên là dẫn dắt để nói về tính hiền lành, hay thương người của cô em út.

c) Câu quan trọng là : Và tính cô cũng như tuổi cô còn trẻ con lắm. Các câu sau minh hoạ cho ý chính đó.

Advertisements (Quảng cáo)

2. Câu viết sai là câu kể không theo thứ tự lôgíc của các sự việc.

3. Viết câu giới thiệu nhân vật, sử dụng các từ có, là

Ví dụ : Ngày xửa ngày xưa ở làng Phù Đổng một em bé tuổi đã lên ba mà không biết đi, biết nói. Chỉ khi nghe sứ giả kêu gọi người tài ra đánh giặc cứu nước thì tự nhiên em vùng dậy và biết nói, xin đi đánh giặc. Đó Thánh Gióng.

Em hãy viết tiếp các câu giới thiệu về nhân vật khác.

4. Viết đoạn văn kể chuyện Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt xông trận giết giặc Ân, hãy bắt đầu từ khi sứ giả dắt ngựa sắt tới, Thánh Gióng vươn vai thành tráng sĩ, …

Chú ý : Đây là đoạn văn chỉ kể một sự kiện, sự việc Thánh Gióng lên ngựa, xông trận để diệt giặc Ân, không kể các việc trước đó và sau đó.

5. Viết đoạn văn tiếp theo câu mở đoạn về Phùng Hưng, Tuệ Tĩnh.

Chú ý : Đoạn văn phải đủ tình tiết để làm sáng tỏ nội dung câu chủ đề.

6. Tập nói các đoạn văn hoặc viết tiếp câu mở đầu.

– Giới thiệu các thành viên trong gia đình em thì có thể giới thiệu chủng hoặc giới thiệu từng thành viên trong gia đình. Hãy nói tiếp những câu sau đây :

+ Anh tôi là một người vui tính…                             

+ Chị tôi là một người siêng năng, cần cù…

+ Ông tôi đã trên 70 tuổi, tóc đã bạc, nhưng đi lại, nói năng vẫn còn nhanh nhẹn…

+ Bố tôi là một bác sĩ. Ông có đôi mắt to, lông mày rậm và nét mặt hiền từ…

– Viết tiếp theo câu mở đầu :

+ Hằng ngày em rất bận…

+ Em rất thích đọc truyện…

Câu mở đoạn trên đây đồng thời là câu chủ đề. Những câu tiếp theo phải nêu các sự việc minh hoạ cho chủ đề ấy.

7. Hãy gạch dưới các động từ có trong đoạn văn, xem xét mối quan hệ giữa chúng rồi trả lời.