Trang chủ Lớp 6 SBT Ngữ văn lớp 6 Luyện nói về văn miêu tả SBT Ngữ văn 6 tập 2:...

Luyện nói về văn miêu tả SBT Ngữ văn 6 tập 2: Giải câu 1, 2, 3 trang 40...

Giải câu 1, 2, 3 trang 40 Sách bài tập (SBT) Ngữ văn 6 tập 2. Câu 2. Lập dàn ý để phát biểu trước lớp bài văn miêu tả một ông vua nhân từ theo trí tưởng tượng của em.. Soạn bài Luyện nói về văn miêu tả SBT Ngữ văn 6 tập 2 –

Advertisements (Quảng cáo)

Giải câu 1, 2, 3 trang 40 Sách bài tập (SBT) Ngữ văn 6 tập 2. Câu 2. Lập dàn ý để phát biểu trước lớp bài văn miêu tả một ông vua nhân từ theo trí tưởng tượng của em.

Bài tập

1. Bài tập 3*, trang 71, SGK.

2. Lập dàn ý để phát biểu trước lớp bài văn miêu tả một ông vua nhân từ theo trí tưởng tượng của em.

3. Nếu phải miêu tả một cảnh mưa lũ khủng khiếp mà em được chứng kiến hoặc xem trên phim ảnh, sách báo, truyền hình… trước các bạn trong lớp thì em sẽ nêu ra các chi tiết tiêu biểu nào ?

Gợi ý làm bài

1. Khi làm bài tập này, cần chú ý :

– Đối tượng miêu tả ở đây là thầy giáo của mẹ – một người thầy đã cao tuổi.

– Thầy giáo trong phút giây xúc động gặp lại người học trò cũ của mình. Nghĩa là không chỉ tả chân dung mà còn phải tả cả hành động, chọn được các chi tiết thể hiện rõ sự xúc động của người thầy.

– Người mẹ không phải là đối tượng miêu tả chính ở đây nhưng không thể không nói tới. Tuy vậy, miêu tả người mẹ cũng nhằm làm nổi bật hình ảnh người thầy.

– Chú ý nhiệm vụ của mỗi phần (Mở bài, Thân bài Kết bài) trong một bài văn miêu tả.

Sau đây là một số chi tiết nói lên sự xúc động của người thầy, HS có thể tham khảo :

– Thầy đứng sững lại, mắt nhìn người học trò như bất động…

– Giọng thầy vui mừng, thảng thốt nhắc lại tên người học trò…

– Tay thầy run run nắm lấy tay người học trò…

– Nhiều lần thầy lặng đi, mắt rưng rưng khi học trò nhắc lại những kỉ niệm xưa…

HS có thể tìm thêm các chi tiết khác, sau đó lựa chọn và xếp các chi tiết vào mỗi phần Mở bài, Thân bàiKết bài cho phù hợp.

3. Cảnh mưa lũ khủng khiếp thường xuất hiện ở nước ta… Các phương tiện thông tin đại chúng thường đưa tin, bài, hình ảnh về các hiện tượng lũ lụt, mưa bão này. Vì thế, việc tìm các chi tiết tiêu biểu cho bài văn miêu tả cảnh mưa lũ không khó. Vấn đề là phải quan sát, lựa chọn để nêu được các chi tiết tiêu biểu.

HS có thể tìm các chi tiết ở các phương diện như :

– Bầu trời và mặt đất lúc mưa bão thế nào ?

– Gió thổi, mưa trút nước ra sao ?

– Sấm, chớp, nước lũ dâng cao thế nào ?

– Cây cối, vật nuôi, nhà cửa, ruộng vườn… trong cơn bão, lũ ra sao ?

– Quang cảnh sau cơn bão, lũ ra sao ?