Trang chủ Lớp 6 SBT Ngữ văn lớp 6 Soạn bài Mẹ hiền dạy con – SBT Ngữ văn 6 tập...

Soạn bài Mẹ hiền dạy con – SBT Ngữ văn 6 tập 1: Giải câu 1, 2, 3, 4 trang 78...

Giải câu 1, 2, 3, 4 trang 78 Sách bài tập (SBT) Ngữ văn 6 tập 1. 1. Em có thế rút ra những điều gì sau khi học bài Mẹ hiền dạy con để rèn luyện bản thân ?. Soạn bài Mẹ hiền dạy con SBT Ngữ văn 6 tập 1 –

Advertisements (Quảng cáo)

Giải câu 1, 2, 3, 4 trang 78 Sách bài tập (SBT) Ngữ văn 6 tập 1. 1. Em có thế rút ra những điều gì sau khi học bài Mẹ hiền dạy con để rèn luyện bản thân ?

Bài tập

1. Em có thể rút ra những điều gì sau khi học bài Mẹ hiền dạy con để rèn luyện bản thân ?

2. Câu 3, trang 152, SGK.

3. Em hãy tìm sự liên quan về ý nghĩa của câu tục ngữ và câu ca dao sau :

Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng;

– Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.

4. Bài tập 3, phần Luyện tập, trang 153, SGK.

Tìm thêm một số từ có yếu tố tử.

Gợi ý làm bài

1. Bài tập này nhằm rèn luyện khả năng chủ động tiếp cận tác phẩm theo hướng đọc – suy ngẫm – liên tưởng để rút ra những bài học bổ ích cho việc hình thành nhân cách, nhân phẩm của mình.

Ví dụ ở bài học này, cần dựa vào những điều mà bà mẹ thầy Mạnh Tử đã dạy con để suy nghĩ và tìm ra những điều mình cần rèn luyện, trau dồi, ứng xử. Chẳng hạn :

– Từ việc thấy bà mẹ thầy Mạnh Tử rất có ý thức chọn cho con một môi trường sống thuận lợi để có ảnh hưởng tốt trong việc hình thành nhân cách của con, HS có thể liên hệ tới hoàn cảnh sống hiện tại của mình để xác định được một lối sống đúng đắn. Cụ thể : Nếu HS đã có một môi trường sống tốt đẹp thì phải biết tận dụng những mặt tốt đẹp của môi trường đó. Nếu gặp phải môi trường sống không lành mạnh mà hoàn cảnh không cho phép thay đổi thì lại phải phấn đấu theo hướng “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”.

– Từ sự việc bà mẹ thầy Mạnh Tử thấy con bỏ học về nhà chơi liền cầm dao cắt đứt tấm vải đang dệt, HS có thể giả thiết mình cũng rơi vào tình huống đó để suy nghĩ và tìm cách xử sự sao cho đúng. Hướng suy nghĩ và hành động đúng là phải hiểu được tấm lòng của mẹ ngay trong khi cóhành động quyết liệt, thậm chí là gay gắt đó, để rồi sẽ chăm học, làm việc tốt cho mẹ vui lòng mà mình cũng nên người.  

2. Bài tập này nhằm bước đầu rèn luyện năng lực phân tích nhân vật với yêu cầu làm rõ được hành vi và tính cách của nhân vật.

Cách tiến hành :

– Liệt kê các việc mà bà mẹ thầy Mạnh Tử đã làm :

+ Chọn chỗ ở cho con ;

+ Mua thịt lợn cho con ăn ;

+ Cắt đứt tấm vải đang dệt khi con bỏ học về nhà chơi.

– Từ đó rút ra những nhận định về tính cách của bà mẹ thầy Mạnh Tử và xác định xem nguồn gốc tính cách đó là gì.

3. Bài tập này nhằm rèn luyện năng lực phân tích nội dung ý nghĩa của các tục ngữ, ca dao, từ đó, nhận ra mối tương quan về ý nghĩa của hai câu : Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng; Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.

Cách tiến hành:

– Tìm ý nghĩa của từng vế trong câu tục ngữ : Gần mực thì đen là gì ? Gần đèn thì sáng là gì ? Từ đó rút ra ý nghĩa chung của câu tục ngữ.

– Tìm hiểu nghĩa của từ bùn là gì ? Từ đó rút ra ý nghĩa của câu ca dao.

Sau khi đã tìm được ý nghĩa của từng câu, tìm mối liên quan của chúng. (Hướng trả lời : Một câu nói về sự chi phối của hoàn cảnh đối với nhân cách con người. Một câu nói bản lĩnh vững chắc của con người trước hoàn cảnh.)

4. Bài tập này nhằm nâng cao ý thức coi trọng việc học từ Hán Việt để hiểu tiếng Việt. Và trong khi học từ Hán Việt, cần chú ý phân biệt những từ đồng âm (âm giống nhau mà nghĩa khác nhau).

Từ yêu cầu trên, HS hãy :

– Phân biệt nghĩa của yếu tố tử trong các từ đã nêu : tử nghĩa là chết và tử nghĩa là con. (Ví dụ : tử trong tử trận nghĩa là chết; tử trong hoàng tử nghĩa là con…) ,

– Tìm thêm các từ có yếu tố tử và tìm hiểu nghĩa của yếu tố tử trong các từ đó. (Để thực hiện bài tập này, có thể tra từ điển hoặc hỏi thầy, cô giáo, bố mẹ, anh chị.)