Giải câu 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 trang 31 Sách bài tập (SBT) Ngữ văn 6 tập 2. Câu 6. Tìm phép nhân hoá trong các câu thơ sau :
Bài tập
1. Bài tập 1, trang 58, SGK.
2. Bài tập 2, trang 58, SGK.
3. Bài tập 3, trang 58, SGK.
4. Bài tập 4, trang 59, SGK.
5. Bài tập 5, trang 59, SGK.
6. Tìm phép nhân hoá trong các câu thơ sau :
a) Mẹ hỏi cây Kơ-nia :
- Rễ mày uống nước đâu ?
- Uống nước nguồn miền Bắc.
(Ngọc Anh)
b) Trong gió trong mưa
Ngọn đèn đứng gác
Cho thắng lợi, nối theo nhau
Đang hành quân đi lên phía trước.
(Chính Hữu)
c)
Vì sương nên núi bạc đầu
Biển lay bởi gió, hoa sầu vì mưa.
(Ca dao)
7. Tìm phép nhân hoá trong các đoạn văn sau. Cho biết chúng thuộc kiểu nhân hoá nào. Nêu tác dụng của chúng.
a) Chị Cốc thoạt nghe tiếng hát từ trong đất văng vẳng lên, không hiểu như thế nào, giật nẩy hai đầu cánh, muốn bay. Đến khi định thần lại chị mới trợn tròn mắt, giương cánh lên, như sắp đánh nhau. Chị lò dò về phía cửa hang tôi, hỏi : [...].
(Tô Hoài)
b) Mỗi chiếc lá rụng có một linh hồn riêng, một tâm tình riềng, một cảm giấc riêng. [...] Có chiếc lá nhẹ nhàng khoan khoái đùa bỡn, múa may với làn gió thoảng, như thầm bảo rằng sự đẹp của vạn vật chỉ ở hiện tại [...] Có chiếc lá như sợ hãi ngần ngại rụt rè, rồi như gần tới mặt đất, còn cất mình muốn bay trở lại cành. Có chiếc lá đầy âu yếm rơi bám vào một bông hoa thơm; hay đến mớn trớn một ngọn cỏ xanh mềm mại.
(Khái Hưng)
c) Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động ! Tre, anh hùng chiến đấu !
(Thép Mới)
Advertisements (Quảng cáo)
Gợi ý làm bài
1. HS đọc kĩ đoạn văn để tìm các phép nhân hoá. Ví dụ :
Bến cảng lúc nào cũng đông vui. Tàu mẹ, tàu con đậu đầy mặt nước.
Đây là một đoạn văn trích trong tác phẩm viết cho thiếu nhi. Phép nhân hoá làm cho quang cảnh bến cảng được miêu tả sống động hơn, dễ hình dung hơn và gần gũi với trẻ em hơn.
Có thể thây rõ tác dụng này khi làm tiếp bài tập 2 dưới đây, so sánh cách viết có sử dụng phép nhân hoá với cách viết bình thường.
2. So sánh hai đoạn văn để tìm ra sự khác nhau trong cách diễn đạt. Ví dụ :
Đoạn 1 |
Đoạn 2 |
đông vui |
rất nhiều tàu xe |
tàu mẹ, tàu con |
tàu lớn, tàu bé |
... |
... |
3. Để thấy được sự khác nhau giữa hai cách viết và có cơ sở để kết luận mỗi cách viết thích hợp với loại văn bản nào, cần đối chiếu từ ngữ trong hai cách viết (làm tương tự như bài tập 1 và 2 trên đây). Ví dụ :
Cách 1 |
Cách 2 |
- trong họ hàng nhà chổi - cô bé Chổi Rơm |
- trong các loại chổi - chổi rơm |
4. HS đọc kĩ các đoạn trích để tìm các phép nhân hoá và chỉ ra tác dụng của phép nhân hoá. Ví dụ :
a) núi ơi (trò chuyện, xưng hô với vật như với người).
Chú ý, về tác dụng của nhân hoá, ngoài các tác dụng như đã nêu trong các bài tập trên, ở đây có thêm cách dùng nhân hoá để bộc lộ tâm tình, tâm sự của con người (câu a)
5. Lưu ý chọn các đồ vật hoặc con vật thân thuộc để dễ viết.
6. Chú ý tìm những từ ngừ vốn dùng để mọi người xưng hô, trò chuyện với nhau, những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của con người được các tác giả dùng để gọi hoặc tả các vật vô tri vô giác.
7. Cách làm bài tập này tương tự như bài tập 6.