Trang chủ Lớp 6 SBT Ngữ văn lớp 6 (sách cũ) Tổng kết phần văn – SBT Văn 6 tập 2: Giải câu...

Tổng kết phần văn - SBT Văn 6 tập 2: Giải câu 1, 2, 3, 4 trang 95 Sách bài tập văn 6 tập 2...

Giải câu 1, 2, 3, 4 trang 95 Sách bài tập (SBT) Ngữ văn 6 tập 2. Câu 1. Em hãy cùng các bạn cùng tổ học tập tổ chức một cuộc thi như sau : Soạn bài Tổng kết phần văn SBT Ngữ văn 6 tập 2 -

Giải câu 1, 2, 3, 4 trang 95 Sách bài tập (SBT) Ngữ văn 6 tập 2. Câu 1. Em hãy cùng các bạn cùng tổ học tập tổ chức một cuộc thi như sau :

Bài tập

1. Em hãy cùng các bạn cùng tổ học tập tổ chức một cuộc thi như sau : Viết lại theo trí nhớ tên các văn bản đã được đọc - hiểu trong cả năm học lớp 6 (hoặc trong một học kì, trong một cụm bài...) sao cho đúng tên các văn bản và đúng thứ tự trước sau như SGK đã có.

2. Giả sử bố (mẹ) em rất quan tâm đến tình hình học tập của em. Nhân dịp em vừa học xong chương trình Ngữ văn lớp 6, bố em bảo : "Con đã được học về truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười, truyện trung đại. Vậy con hãy nói cho bố nghe các thể loại đó là thế nào. Nhớ phải có dẫn chứng cụ thể đấy nhé !”. Em hãy trả lời câu hỏi đó của bố (mẹ).

3. Trong chương trình Ngữ văn lớp 6, lần đầu tiên có phần đọc - hiểu văn bản nhật dụng. Có người không hiểu văn bản nhật dụng là gì và thắc mắc rằng : học văn bản nhật dụng thì có khác gì học một văn bản văn học ? Em đã được đọc - hiểu văn bản nhật dụng. Vậy em có thể giải đáp được những điều thắc mắc đó không ?

4. Sau khi đã học hết chương trình Ngữ văn lớp 6, riêng đối với phần Văn, em hãy viết bản thu hoạch ghi lại 10 hiện tượng mà em thích nhất. Trong 10 hiện tượng đó, hãy nêu một tác phẩm, một ý tưởng, một nhân vật, một tình tiết hay một câu nói, một nhận định mà em thích nhất, và giải thích vì sao mình thích hiện tượng đó nhất.          

Gợi ý làm bài

1. a) Cần nhận rõ ý nghĩa của bài tập này là :

- Rèn luyện trí nhớ, kiểm tra các kiến thức văn học đã được học trong một năm học sao cho chính xác và có hệ thống các tên bài đã học.

- Bước đầu rèn luyện năng lực hoạt động văn học mà cụ thể ở đây là tập tổ chức một buổi sinh hoạt văn học trong một phạm vi nhỏ là tổ học tập của mình.

Hình thức hoạt động có ý nghĩa vừa chơi vừa học và có tác dụng nâng cao hiệu quả học tập.

b) Cách làm:

- Trước hết, em hãy đọc lại phần nói về ý nghĩa của hoạt động này để hiểu được đầy đủ ý nghĩa, từ đó có quyết tâm thực hiện nó.

- Sau khi tự mình đã có tư tưởng và quyết tâm, bước đầu em hãy trao đổi với một số bạn thân nhất và cũng có hứng thú học Ngữ văn để làm sao có được một nhóm làm vai trò đầu tàu trong công việc.

- Nhóm đầu tàu này sẽ gặp riêng cô hoặc thầy dạy Ngữ văn trình bày ý tưởng và xin thầy làm cố vấn, chỉ bảo thêm cho. Nhóm đầu tàu vạch chương trình hành động, trong đó sẽ quy định hình thức thi:

+ Đề thi bí mật kể cả với nhóm đầu tàu, trừ em là người ra đề thi và coi như đứng ngoài cuộc thi. Nếu em cũng thi thì cũng không được chuẩn bị trước.

+ Người dự thi không được dùng SGK hoặc vở ghi chép vào cuộc thi vì đây là cuộc thi kiểm tra trí nhớ.

+ Thời gian làm bài: 40 phút. Đúng giờ, tất cả phải nộp bài.

+ Tuyên bố kết quả và tuỳ theo thái độ nhiệt tình của tập thể mà có thể làm tiếp những cuộc thi về sau sao cho tốt hơn lần đầu này.

+ Nếu mời được thầy (cồ) giáo hoặc một số bạn ngoài tổ cùng tham gia thì càng tốt.

2. a) Cần thấy ý nghĩa của bài tập này là :

- Củng cố lại kiến thức đã được học trong một năm theo hệ thống của SGK.

- Rèn luyện năng lực tư duy lí thuyết trong khi học văn học. Cần thấy bất kì một tác phẩm văn học nào, dù là văn học dân gian hay văn viết, cũng đều phải gắn với hình thức thể loại cụ thể. Muốn hiểu bất cứ tác phẩm nào cũng không thể không qua sự hiểu biết về hình thức thể loại đó.

Advertisements (Quảng cáo)

- Đây là một dịp để em tập thuyết trình một vấn đề về văn học mà tác dụng của hình thức tập nói này là rất lớn, trước mắt và lâu dài nếu em cảm nhận được tác dụng của nó trong cuộc sống.

a) Cách làm :

- Trước hết, em hãy đọc kĩ lại các chú thích có đánh dấu (★) ở các bài 1, 5,10, 12, 14 trong SGK và so sánh sự khác nhau giữa các thể loại đã được giới thuyết bằng chú thích đó. Ví dụ, so sánh truyền thuyết với truyện cổ tích khác nhau ở chỗ nào ; truyện cổ tích và truyện ngụ ngôn khác nhau ở chỗ nào ; truyện ngụ ngôn và truyện cười khác nhau ở chỗ nào.

- Tìm dẫn chứng để minh hoạ cho lí thuyết. Ở mỗi giới thuyết thể loại, sau khi đã nắm chắc được nội dung định nghĩa thể loại đó, em hãy đọc lại tác phẩm nhiều lần để nghiệm ra được sự phù hợp giữa định nghĩa với nội dung tác phẩm cụ thể, sau đó, trình bày lại một cách thuyết phục với người nghe.

- Bài tập này nhắc đến nhiều thể loại. Vậy, em có thể trình bày điển hình một vài thể loại, ví dụ truyền thuyết, truyện cổ tích. Tất nhiên, sau lần đầu trình bày, em cần xin ý kiến nhận xét của bố (mẹ). Từ đó, rút kinh nghiệm để làm tốt hơn các phần sau.

3. a) Cần thấy ý nghĩa của bài tập này là :

- Bước đầu tập luyện năng lực đối thoại nói chung, đối thoại về văn học nói riêng. Trong đối thoại, trước hết là cần nói có sức thuyết phục và thái độ khiêm tốn nhưng khiêm tốn không có nghĩa là không dám bộc lộ chủ kiến của mình.

- Đây còn là dịp so sánh, thử thách khả năng học tập để biết đã đạt đến độ chắc chắn cần có chưa. Nếu em trình bày ý kiến và thuyết phục được người nêu thắc mắc, có nghĩa là em đã nắm chắc vấn đề. Ngược lại, không thuyết phục được tức là cần phải đào sâu, suy nghĩ thêm.

a) Cách làm :

- Đọc kĩ chú thích (★) ở trang 125 -126, SGK. Cần ghi nhận những ý chính sau :

+ Văn bản nhật dụng không phải là một khái niệm chỉ thể loại như truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn...

+ Đó là văn bản có nội dung gần gũi, bức thiết đối với cuộc sống trước mắt của con người và cộng đồng trong xã hội hiện đại như : thiên nhiên, môi trường, năng lượng, dân số, quyền trẻ em...

+ Tóm lại, văn bản nhật dụng là loại văn bản văn học có nội dung gần gũi với những vấn đề bức thiết nhất trong cuộc sống con người mà chương trình Ngữ văn hiện đại cần phải tham gia giải quyết.

- Phân tích dẫn chứng để làm sáng tỏ ý tưởng nhằm thuyết phục được người nghe. Để thực hiện yêu cầu này, cần đọc lại các văn bản nhật dụng đã được đọc - hiểu trong chương trình Ngữ văn lớp 6 sau đó chọn lấy một hay hai bài để phân tích và dẫn chứng.

Ở một bài đã được chọn, ví dụ : Bức thư của thủ lĩnh da đỏ hay Động Phong Nha, cần đọc kĩ lại mục Kết quả cần đạt của SGK (phần nói về mục đích, ý nghĩa nhật dụng của văn bản). Trên cơ sở đó, em đối chiếu vào từng tác phẩm và phân tích làm rõ ý nghĩa nhật dụng của văn bản. Khi trình bày, cần có sự phối hợp sáng rõ giữa lí thuyết và dẫn chứng văn bản, nghĩa là phân tích văn bản một cách có lí thuyết và nói lí thuyết nhưng lại có sự minh hoạ, dẫn chứng bằng văn bản cụ thể một cách thuyết phục.

4. a) Cần thấy ý nghĩa của bài tập này là :

- Chọn cho mình những gì là hay nhất, thích nhất và đáng nhớ nhất sau khi học xong chương trình Ngữ văn lớp 6.

- Cùng với yêu cầu chọn được điều mình thích thú nhất còn là yêu cầu nói ra được vì sao mình thích thú về điều đó.

b) Cách làm :

- Trước hết là tự đặt cho mình câu hỏi để tự trả lời : 10 hiện tượng hấp dẫn nhất sau khi học xong chương trình Ngữ văn lớp 6 là gì.

- Trong khi mình tự chọn 10 hiện tượng, cần tập trung suy nghĩ, cố gắng đạt được hứng thú khi viết. Viết xong, lại nghĩ thêm, sửa chữa thêm sao cho thật ưng ý.

- Có thể tham khảo ý kiến của bố (mẹ) hoặc các bạn trong lớp, hoặc nhờ thầy (cô) giáo nhận xét để tự điều chỉnh thêm và cuối cùng có một sự lựa chọn vừa ý nhất.

Bạn đang xem bài tập, chương trình học môn SBT Ngữ văn lớp 6 (sách cũ). Vui lòng chọn môn học sách mới cần xem dưới đây:

Advertisements (Quảng cáo)