Trang chủ Lớp 6 SBT Ngữ văn lớp 6 (sách cũ) Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự SBT Văn...

Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự SBT Văn 6 tập 1: Giải câu 1, 2, 3, 4 trang 29...

Giải câu 1, 2, 3, 4 trang 29 Sách bài tập (SBT) Ngữ văn 6 tập 1. 2. Khi làm một bài văn theo đề đã cho thì em phải thực hiện những bước nào ?. Soạn bài Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự SBT Ngữ văn 6 tập 1 -

 

Bài tập

1. Bài tập mục 1, phần I, trang 47 - 48, SGK.

2. Khi làm một bài văn theo đề đã cho thì em phải thực hiện những bước nào ?

3. Làm văn phải "lập ý”. Em hiểu thế nào là "ý” của một bài văn tự sự ? Ý của bài văn tự sự gồm những nội dung nào ?

4. Viết Mở bàiKết bài thế nào cho sát với ý cần biểu đạt của câu chuyện ? Phân tích phần kết của truyện thầy Tuệ Tĩnh và truyện Phần thưởng để trả lời.

Gợi ý làm bài

1. Đây là bài tập yêu cầu tìm hiểu đề. Bài tập trong SGK nêu ra 6 đề, trong đó có thể phân chia làm 3 nhóm :

- Nhóm 1 : gồm hai đề (1) và (2). Đó là những đề có mệnh lệnh "kể chuyện”, rõ ràng đó là đề kể chuyện (tự sự).

- Nhóm 2 : gồm hai đề (3) và (4). Đó là các đề chỉ nêu chủ đề của bài văn cần phải viết, mà không cần nêu mệnh lệnh "kể”. Trong chủ đề ấy đã bao hàm một chuyện (chuyện một kỉ niệm, chuyện ngày sinh nhật). Hai đề này thiên về tường thuật sự việc xen với cảm nghĩ.

Advertisements (Quảng cáo)

- Nhóm 3 : gồm hai đề (5) và (6). Đó là những đề nêu chủ đề theo một cách khác, trong đó có chuyện cần kể : "quê em đổi mới”, "em đã lớn rồi”, nhưng còn gợi ý cách kể : Em kể bằng lời và sự cảm nhận của em. Trong đề này bao hàm yêu cầu em phải kể những sự việc nào đó để chứng tỏ (chứng minh) quê em đổi mới và em đã lớn rồi, trong đó có thể hàm cả ý so sánh hình ảnh quê lúc chưa đổi mới và khi đã đổi mới, em lúc bé, còn thơ dại và em bây giờ đã lớn khôn hơn.

Sự phân biệt và phân tích lời văn trong đề cho ta thấy những yêu cầu cần phải làm đối với đề văn tự sự.

2. Để chỉ ra các bước làm bài văn tự sự, em cần đọc kĩ bài học để trả lời. Chú ý nêu rõ nội dung việc làm của mỗi bước.

3. Làm bài văn nào cũng phải lập ý, nhưng đối với mỗi đề cách lập ý có những yêu cầu khác nhau. Đối với đề tự sự, tức là kể chuyện thì lập ý tức là nghĩ ra chuyện để kể. Trong khi nghĩ ra chuyện thì phải chú ý làm rõ sáu yếu tố của chuyện như sau :

- Thời gian và địa điểm xảy ra chuyện : Chuyện xảy ra vào lúc nào, ở đâu ?

Thiếu hai yếu tố này câu chuyện sẽ trừu tượng, thiếu cụ thể. Ví dụ : Truyện Phần thưởng xảy ra tại hoàng cung vua Nga, thời gian là thời xưa ; truyện về Tuệ Tĩnh xảy ra vào thời Trần, địa điểm tại nhà của Tuệ Tĩnh. Trong các truyện dân gian như truyện ngụ ngôn, truyện cổ tích, thời gian và địa điểm thường ước lệ, mờ nhạt, nhưng trong các truyện kể ngày nay thì cần phải hình dung rõ thời gian và địa điểm.

- Nhân vật và sự việc của chuyện : Đây là hai yếu tố quan trọng nhất : chuyện sẽ kể về ai, người đó làm việc gì. Lập ý tự sự là trước tiên phải nghĩ đến hai yếu tố này. Truyện Phần thưởng có vua Nga, người nông dân và tên cận thần, truyện về Tuê Tĩnh có Tuệ Tĩnh và hai người bệnh. Việc chính của truyện thứ nhất là xin thưởng roi, chuyện thứ hai là ưu tiên chữa bệnh cho người bệnh nặng. Hai sự việc đó thể hiện tính cách, phẩm chất của hai nhân vật chính.

- Nguyên nhân và kết quả của sự việc : Đã kể việc thì phải nói rõ vì sao mà nhân vật hành động như vậy và kết quả thế nào. Xin thưởng roi để trị tên cận thần và hắn đã bị trị. Chữa bệnh cho người bệnh nặng đã cứu được người đó.

Khi lập ý thì phải chú ý sáu yếu tố đó thì mới có chuyện có ý nghĩa.

4. Cách mở bài và kết bài các em đã được học từ lớp dưới, ở đây lưu ý hai phần này cần gắn với dụng ý, chủ đề của bài kể chuyện. Các em đọc lại hai truyện Phần thưởng và truyện về Tuệ Tĩnh để học cách viết các phần này.

Bạn đang xem bài tập, chương trình học môn SBT Ngữ văn lớp 6 (sách cũ). Vui lòng chọn môn học sách mới cần xem dưới đây:

Advertisements (Quảng cáo)