Bài 11.14*. Trong phòng thí nghiệm người ta xác định chính xác khối lượng riêng của vật rắn bằng cân Rô-béc-van và một loại bình đặc biệt đã được mô tả trong bài tập 5.17*.
Thực hiện ba lần cân:
- Lần thứ nhất: Thực hiện như lần cân thứ nhất trong bài 5.17*.
- Lần thứ hai: Bỏ vật ra khỏi đĩa cân và làm cân thăng bằng lại bằng khối lượng m2.
- Lần thứ ba: Thực hiện như lần cân thứ hai trong bài 5.17*. (Chú ý: Người ta gọi tổng khối lượng của các quả cân trong trường hợp này là m3, không phải là m2 như trong bài 5.17*)
Biết khối lượng riêng của nước cất là 1g/cm3. Hãy chứng minh rằng khối lượng riêng của vật tính ra g/cm3 có độ lớn là:
Lần thứ nhất ta có:mT = mb + mV + m1 (1)
Advertisements (Quảng cáo)
Lẩn thứ hai ta có: mT = mb + m2 (2)
Từ đó suy ra: mV = m2 – m1 (3)
Lần thứ ba ta có: mT = mb’ + mV + m3 (4)
Từ (4) và (1)suy ra: mb – mb’ + m1 – m3 = 0 (5)
⇒ mb – mb’ = Dn .V= m3 – m1
Từ (3) và (5) suy ra:
\(D = {{{m_2} - {m_1}} \over {{m_3} - {m_1}}}.{D_n}\) . Vì Dn = 1 nên \(D = {{{m_2} - {m_1}} \over {{m_3} - {m_1}}}\)