Trang chủ Lớp 7 Lịch sử lớp 7 Những thành tựu Văn hóa Việt Nam từ đầu thế kỉ X...

Những thành tựu Văn hóa Việt Nam từ đầu thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XIX...

Văn hóa Việt Nam từ đầu thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XIX có những thành tựu gì?

Advertisements (Quảng cáo)

Văn hóa Việt Nam từ đầu thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XIX có những thành tựu:

Triều đại

Tư tưởng, giáo dục

Văn học, nghệ thuật

Khoa học – kĩ thuật

Thời Ngô – Đinh – Tiền Lê (thế kỉ X)

– Giáo dục chưa phát triển.

– Nho học chưa có ảnh hưởng.

– Đạo Phật được truyền bá rộng rãi.

– Loại hình văn hóa dân gian như: ca hát, nhảy múa, đua thuyền, đánh đu, đấu võ, đánh vật,…tồn tại và phát triển.

Thời Lý (thế kỉ XI – XII)

* Tư tưởng:

– Phật giáo phát triển thịnh trị.

– Nho giáo chưa được phát triển rộng rãi.

– Đạo giáo: tiếp tục duy trì và phát triển.

* Giáo dục:

– Năm 1070, xây dựng Văn Miếu ở Thăng Long.

– Năm 1075, mở khoa thi đầu tiên để tuyển chọn quan lại.

– Năm 1076, mở Quốc tử giám.

=> Nhà Lý đã bắt đầu quan tâm đến giáo dục, khoa cử song chế độ thi cử chưa có nền nếp, quy củ, khi nào nhà nước có nhu cầu mới mở khoa thi.

* Văn học chữ Hán bước đầu phát triển.

* Nghệ thuật: Hát chèo, múa rối nước đều phát triển. Đời sống tinh thần: nhân dân ưa thích ca hát, nhảy múa, có nhiều trò chơi dân gian, lễ hội.

* Kiến trúc, điêu khắc: rất phát triển. Các công trình có quy mô tương đối lớn và mang tính cách độc đáo.

Trần, Hồ (thế kỉ XIII – XIV)

* Tư tưởng:

– Tín ngưỡng cổ truyền vẫn phổ biến và phát triển.

– Đạo Phật phát triển, tuy nhiên không bằng thời Lý.

– Nho giáo ngày càng phát triển.

* Giáo dục:

Advertisements (Quảng cáo)

– Quốc tử giám mở rộng việc đào tạo con em quý tộc, quan lại. Các lộ, phủ quanh kinh thành đều có trường công. Trong nhân dân, các làng xã có trường tư.

– Các kì thi được tổ chức ngày càng nhiều, có quy củ và nề nếp.

* Văn học:

– Văn học chữ Hán chứa đựng sâu sắc lòng yêu nước, tự hào dân tộc được phát triển mạnh mẽ.

– Văn học chữ Nôm bước đầu phát triển, xuất hiện một số nhà thơ Nôm nổi tiếng như Nguyễn Thiêm, Nguyễn Sĩ Cố, Hồ Quý Ly,…

* Nghệ thuật:

– Nhiều công trình kiến trúc mới, có giá trị ra đời như: tháp Phổ Minh (Nam Định), thành Tây Đô (Thanh Hóa),…

– Phổ biến điêu khắc các hình, tượng hổ, sư tử, trâu, chó và các quan hầu bằng đá. Hình rồng khắc trên đá trau chuốt, có sừng uy nghiêm.

* Khoa học: Các ngành khoa học lịch sử, quân sự, y học và thiên văn học đều đạt được những thành tựu đáng kể: bộ “Đại Việt sử kí”, tác phẩm “Binh thư yếu lược”,…

Thời Lê sơ (thế kỉ XV – đầu thế kỉ XVI)

* Tư tưởng: đề cao Nho giáo,

* Giáo dục:

– Dựng lại Quốc tử giám, mở trường học ở các lộ. Ở các đạo, phủ đều có trường công.

– Các kì thi quốc gia được tổ chức.

* Văn học:

– Văn học chữ Hán và chữ Nôm đều phát triển.

– Có nhiều tác phẩm nổi tiếng như: Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Quốc âm thi tập, Hồng Đức quốc âm thi tập,…

* Nghệ thuật:

– Nghệ thuật sân khấu như ca, múa, nhạc, chèo, tuồng được phục hồi nhanh chóng và phát triển, nhất là chèo, tuồng.

– Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc: mang nhiều nét đặc sắc. Biểu hiện ở các công trình lăng tẩm, cung điện tại Lam Kinh (Thanh Hóa). Điêu khắc thời Lê Sơ có phong cách khối đồ sộ, kĩ thuật điêu luyện.

* Khoa học:

– Sử học: Có nhiều tác phẩm như: Đại Việt sử kí, Đại Việt sử kí toàn thư, Lam Sơn thực lục,…

– Địa lí:Hồng Đức bản đồ, Dư địa chí, An Nam hình thăng đồ.

– Y học:Bản thảo thực vật toát yếu.

– Toán học:Đại thành toán pháp, Lập thành toán pháp.

Đã có lời giải Sách bài tập – Lịch sử lớp 7 và Bài tập nâng cao – Xem ngay

Mục lục môn Sử 7