Trang chủ Lớp 7 Lịch sử lớp 7 Trình bày sự phát triển kinh tế ở nước ta từ thế...

Trình bày sự phát triển kinh tế ở nước ta từ thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XIX...

[Lịch sử 7] Hãy trình bày sự phát triển kinh tế ở nước ta từ thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XIX.

Advertisements (Quảng cáo)

Triều đại

Nông nghiệp

Thủ công nghiệp

Thương nghiệp

Thời Ngô – Đinh – Tiền Lê (thế kỉ X)

– Khuyến khích sản xuất

– Tổ chức lễ cày Tịch điền.

=> Nông nghiệp ngày càng ổn định và bước đầu phát triển.

– Thủ công nghiệp nhà nước: Xây dựng xưởng thủ công nhà nước, chuyên chế tạo các sản phẩm phục vụ nhu cầu của vua quan. Tập trung nhiều thợ giỏi, lành nghề,…

– Thủ công nghiệp nhân dân: Các nghề thủ công cổ truyền tiếp tục phát triển.

– Đúc tiền đồng để lưu thông trong nước.

– Có sự giao lưu, buôn bán với nước ngoài, nhất là với Trung Quốc.

– Trung tâm buôn bán và chợ làng được hình thành ở các địa phương.

Thời Lý, Trần, Hồ (thế kỉ XI – XIV)

– Chia đều ruộng đất cho nông dân cày cấy và người nông dân có nghĩa vụ nộp tô thuế cho nhà vua.

– Tổ chức lễ cày Tịch điền.

– Khuyến khích khai hoang, trị thủy như.

– Ban hành lệnh cấm giết hại trâu, bò để bảo vệ sức kéo cho nông nghiệp.

=> Nông nghiệp Đại Việt thời Lý, Trần, Hồ phát triển, đời sống nhân dân ấm no.

– Thủ công nghiệp nhà nước: rất phát triển: làm đồ gốm tráng men, dệt vải, chế tạo vũ khí, đóng thuyền đi biển,..

– Thủ công nghiệp nhân dân: phổ biến và phát triển, nổi bật là nghề làm gốm, rèn sắt, đúc đồng,…

– Làng nghề, phường nghề được thành lập.

– Có những công trình thủ công nổi tiếng như: chuông Quy Điền, tháp Báo Thiên, vạc Phổ Minh,…

– Nội thương:

+ Buôn bán tấp nập, chợ búa mọc lên ở nhiều nơi.

+ Thăng Long là trung tâm kinh tế sầm uất của cả nước.

– Ngoại thương: việc buôn bán với thương nhân nước ngoài được đẩy mạnh qua cảng Vân Đồn.

Advertisements (Quảng cáo)

Thời Lê sơ (thế kỉ XV – đầu thế kỉ XVI)

– Định phép quân điền.

– Đặt ra các cơ quan chuyên trách như: Khuyến nông sứ, Hà đê sứ…

– Thủ công nghiệp nhà nước:

+ Các Cục bách tác, chuyên sản xuất đồ dùng cho nhà vua, vũ khí, đóng thuyền, đúc tiền đồng,…

+ Các nghề khai mỏ được đẩy mạnh.

– Thủ công nghiệp nhân dân:

+ Thủ công truyền thống như: kéo tơ, dệt lụa, rèn sắt, làm gốm,… ngày càng phát triển.

+ Nhiều làng thủ công chuyên nghiệp nổi tiếng ra đời như: Hợp Lễ, Chu Đậu (Hải Dương), Bát Tràng (Hà Nội),… Thăng Long là nơi tập trung nhiều ngành thủ công nhất.

– Thương nghiệp: chợ búa được khuyến khích mở để lưu thông hàng hóa trong nước và nước ngoài.

Thế kỉ XVI – XVIII

– Đàng Ngoài: nông nghiệp trì trệ, vua quan không quan tâm đến ruộng đất.

– Đàng Trong: rất phát triển, tổ chức khai hoang, cấp nông cụ,…

– Cả Đàng Trong và Đàng Ngoài đều phát triển.

– Xuất hiện nhiều làng nghề thủ công nổi tiếng: gốm Thổ Hà (Bắc Giang), Bát Tràng (Hà Nội), dệt La Khê (Hà Nội),…

– Các chợ làng, chợ huyện được xây dựng, việc giao lưu buôn bán với các thương nhân châu Á, châu Âu được đẩy mạnh.

– Xuất hiện thêm nhiều thành thị.

Nhà Nguyễn (nửa đầu thế kỉ XIX)

– Việc khai hoang được thực hiện và có hiệu quả.

– Việc sửa đắp đê gặp khó khăn.

=> Diện tích canh tác tăng nhưng ruộng bị bỏ hoang, nông dân bị cướp ruộng, phải sống lưu vong.

– Theo đà phát triển của các thế kỉ trước, thủ công nghiệp nửa đầu thế kỉ XIX có điều kiện phát triển thêm.

– Thực hiện chính sách “bế quan tỏa cảng”.

Đã có lời giải Sách bài tập – Lịch sử lớp 7 và Bài tập nâng cao – Xem ngay

Mục lục môn Sử 7