Bài tập
1 - 3: Bài tập 1,2,3 trang 29, SGK.
4*. Tìm câu đặc biệt trong đoạn trích sau đây và cho biết tác dụng của nó.
Từ đêm hôm bị bắt đến nay, [...] không lúc nào anh thôi nghĩ đến vợ con, [...] Vợ anh. Người vợ trẻ tuổi ấy mới làm bạn với anh được ngót hai năm.
(Ngọc Hoàn)
5. Trong đoạn trích sau đây, những câu nào là câu đặc biệt ? Chúng được sử dụng nhằm mục đích gì ?
Mọi người lên xe đã đủ. Cuộc hành trình tiếp tục. Xe chạy giữa cánh đồng hiu quạnh. Và lắc. Và xóc.
(Trần Cư)
6. Đọc đoạn văn sau đây :
Ra hai đứa trẻ ranh biết rằng tôi đã ra kề cửa tổ, nên chúng xiên lưỡi dao chắn lối sau lưng tôi. Thằng thì làm việc, thằng thì ngồi gõ cái ống bơ, mồm kêu thòm thòm, giả cách làm trống ngũ liên. Chúng làm như chúng đi bắt cướp. Bí quá, tôi đành liều, nhảy choàng ra ngay.
- Anh em ơi ! Dế cụ ! Dế cụ !
- Ha ! Ha ! Đại tướng dế! Bắt được dế đại tướng quân.
- Nó to đến bằng bốn con ve sầu.
- Dế cụ mà lị.
(Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí)
a) Hãy tìm câu đặc biệt trong đoạn văn trên.
b) Hãy cho biết tác dụng của những câu đặc biệt đó.
7. Theo em, vì sao câu Bắt được dế đại tướng quân không phải là câu đặc biệt ?
Gợi ý làm bài
1. Để giải được bài tập này, HS cần có kiến thức cả về câu đặc biệt lẫn câu rút gọn, đặc biệt là phải hiểu được sự khác nhau giữa chúng.
Về hình thức, câu đặc biệt là loại câu không được cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ, còn câu rút gọn được cấu tạo theo mô hình này, nhưng chủ ngữ, vị ngữ, hoặc đôi khi cả hai đã bị lược bỏ vì mục đích nhất định (xem Ghi nhớ, trang 15, SGK).
Về mặt tác dụng, câu đặc biệt và câu rút gọn có những tác dụng riêng (xem Ghi nhớ, trang 29, SGK).
Áp dụng những hiểu biết trên đây để phân tích các ví dụ đã cho, ta sẽ thấy, chẳng hạn trong đoạn a, không có câu đặc biệt mà chỉ có một số câu rút gọn (ví dụ : Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy, ...) ; ngược lại, ở đoạn b chỉ có câu đặc biệt mà không có câu rút gọn (ví dụ : Ba giây.. Lâu quá !).
2. Về tác dụng của câu đặc biệt và câu rút gọn, HS cần xem lại phần Ghi nhớ trong SGK.
3. Bài tập này đòi hỏi sự sáng tạo của HS. Các em có thể mở đầu đoạn văn bằng một câu đặc biệt có tác dụng giới thiệu địa điểm hoặc thời gian của cảnh vật được miêu tả.
Advertisements (Quảng cáo)
4*. Những gợi ý sau đây có thể giúp các em giải đúng bài tập này :
- Trong đoạn trích đã cho, có một câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ.
- Cần đối chiếu với bốn tác dụng của câu đặc biệt đã được giới thiệu ở SGK (xem Ghi nhớ, trang 29), để biết câu đặc biệt mà em tìm được có tác dụng gì.
5. Trong đoạn đã dẫn, có hai câu đặc biệt, được dùng để liệt kê các hiện tượng gắn với hành trình của chiếc xe.
a) Để tìm câu đặc biệt trong đoạn trích, HS cần ghi nhớ : Câu đặc biệt là loại câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ.
b) Có thể lập bảng như ở trang 28, SGK để thấy được tác dụng của những câu đặc biệt trong đoạn, ví dụ :
Tác dụng Câu đăc biệt | Bộc lộ cảm xúc | Liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vât, hiện tượng | Xác định thời gian, nơi chốn | Gọi đáp |
Anh em ơi ! |
|
|
|
+ |
Dế cụ ! |
|
+ |
|
|
Ha! | + |
|
|
|
Đại tướng dế! |
|
+ |
|
|
Dế cụ mà lị. | + |
|
|
|
6. Câu đặc biệt và câu rút gọn nhìn bề ngoài có vẻ giống nhau : Chúng đều không có đầy đủ hai thành phần chính của câu là chủ ngữ và vị ngữ.
Tuy nhiên, về bản chất chúng khác nhau : Câu đặc biệt là câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ, còn câu rút gọn là câu được cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ nhưng một thành phần đã được rút gọn. Dựa vào ngữ cảnh, có thể khôi phục được thành phần đã được rút gọn đó.
7. Câu “Bắt được dế đại tướng quân” là câu đã được rút gọn thành phần chủ ngữ. Dựa vào ngữ cảnh, có thể khôi phục được chủ ngữ đã rút gọn ấy, chẳng hạn :
“Chúng mình bắt được dế đại tướng quân.”