Trang chủ Lớp 7 SBT Ngữ văn lớp 7 (sách cũ) Bố cục và phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận...

Bố cục và phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận SBT Văn 7 tập 2 trang 24: đoạn nào là Mở bài và đoạn nào là Kết bài ?...

Giải câu 1, 2, 3, 4, 5 trang 24 Sách bài tập (SBT) Ngữ Văn 7 tập 2 - bài Bố cục và phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận. Theo em, trong những đoạn văn dưới đây, đoạn nào là Mở bài và đoạn nào là Kết bài ? Hãy nói rõ vì sao em lại xác định như thế.

Bài tập

1. Bài luyện tập, phần a, trang 31 - 32, SGK.

2.  Theo em, trong những đoạn văn dưới đây, đoạn nào là Mở bài và đoạn nào là Kết bài ? Hãy nói rõ vì sao em lại xác định như thế.

   a)  "Hễ quẹt là cháy, hễ thổi là tắt, như là que diêm”, có người đã nói như vậy với giọng châm biếm. Còn tôi, tôi lại cho rằng, que diêm nhỏ bé kia thế mà lại có lợi ích không hề nhỏ bé chút nào.

( Theo Mã Thiết Đinh)

   b)  Trải qua bao tháng năm, lời khuyên nhủ gửi gắm trong lời ca :

Công cha như núi Thái Sơn,

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra...

vẫn còn nguyên giá trị giáo huấn quý báu. Bởi xã hội dù có tiến đến đâu thì con người ai cũng phải có cha mẹ, ai cũng phải chịu ơn nuôi dưỡng sâu nặng của mẹ cha. Và vì thế, dù xã hội có tiến lên thì con người vẫn không ai được phép quên ơn cha nghĩa mẹ. Những câu hát về nước nguồn và núi Thái kia, do vậy, chắc chắn sẽ còn ngân nga tha thiết mãi, tới muôn đời.

(Theo bài của Nguyễn Thị Phương Minh, học sinh Trường THCS Nguyễn Trường Tộ, Hà Nội)

3. Em được giáo nhiệm vụ phải làm cho các bạn tin rằng : Đúng như người xưa đã nói trong một câu tục ngữ, trên đời này, "có chí thì nên”.

   Theo em, các ý ở phần Thân bài trong bài nói (hay bài viết) của em có nên được sắp xếp như dưới đây không ? Vì sao ?

   (1) Nhiều tấm gương của người xưa cho thấy ; Người có quyết tâm, có ý chí nhất định sẽ thành công.

   (2) Điều đó cũng đúng với biết bao tấm gương của những con người ở nhiều nước khác trên thê giới.

   (3) Thực tế còn chứng tỏ : Không chỉ trong học tập hay nghiên cứu khoa học, mà trong lao động sản xuất, con người hễ "có chí thì nên”.

4. Cô giáo khuyên em nên đổi luận điểm (1) của Thân bài trên thành : "Nhiều tấm gương của nhiều người ở các thời đại khác nhau cho thấy rằng : Thời nào cũng vậy, người có quyết tâm, có ý chí nhất định sẽ thành công”.

Advertisements (Quảng cáo)

   Nếu vậy, theo em, các luận điểm (2) và (3) cũng nên được đổi lại thế nào để vừa phù hợp với luận điểm (1) như cô gợi ý, lại vừa làm cho việc giải quyết vấn đề được trọn vẹn, khiến không một ai còn có thể hoài nghi ?

5. Các đoạn văn dưới đây đã sử dụng phép lập luận nào ?

   a)  Hai đoạn văn a và b trong bài tập 2.

   b)  Đoạn văn :

   Trong đời sống, chúng ta thường gặp biết bao nhiêu việc khó khăn, nhiều việc tưởng như không thể nào làm nổi. Thế nhưng, con người chân chính không bao giờ chịu dễ dàng bỏ cuộc. Bởi trong những con người ấy luôn có một sức manh giúp họ có thể vượt qua mọi trở ngại khó khăn to lớn nhất. Đó là sức mạnh của ý chí, sự quyết tâm, lòng kiên trì nhẫn nại. Chính vì thế mà nhân dân ta đã có câu tục ngữ : "Có công mài sắt, có ngày nên kim


Gợi ý làm bài

1. - Cần chú ý đến câu văn có những chữ như : "cho người ta thấy”, bởi một câu như thế, nhất là khi được đặt ở phần kết, thường nêu lên tư tưởng chung nlìất, bao trùm nhất trong toàn bộ bài văn. Từ đấy, hãy suy nghĩ xem, câu chuyện vẽ trứng của Đơ Vanh-xi "cho người ta thấy” điều gì ? Phải chăng là : Có chịu khó tập đi tập lại cho thật thuần thục động tác cơ bản thì mới có thể thành tài lớn ?

   -  Cần đọc kĩ lại bài văn để xem, theo tác giả, việc tập đi tập lại động tác cơ bản có tác dụng gì trong việc làm nên tài năng lớn ? (với trường hợp của Đơ Vanh-xi, tác dụng ấy phải chăng là : (1) nhờ đó mà có thể vẽ được thật đúng những nét riêng của từng quả trứng ; (2) nhờ đó mà tay dẻo, mắt tinh). Từ đó, mới có thể tìm chính xác những câu văn chứa đựng rõ nhất, đủ nhất, cô đúc nhất nội dung của từng luận điểm.

2.  Trong hai đoạn văn được dẫn thì đoạn a có thể là đoạn Mở bài, vì theo cách diễn đạt của tác giả, ta thấy được : Vấn đề lợi ích của que diêm mới được đặt ra chứ chưa được giải quyết. Còn đoạn b có thể là đoạn Kết bài, vì ở đoạn này, công cha nghĩa mẹ được nói đến như một vấn đề đã được giải quyết xong.

3.  Rõ ràng, theo cách bố cục ấy thì sự giải quyết vấn đề ở Thân bài sẽ không đầy đủ. Nếu cứ làm bài theo cách bố cục đó thì người chưa thật túi vào câu tục ngữ vẫn còn nhiều lí do để hoài nghi. Bởi vì, qua một bài làm như thế, người ta thấy câu "Có chí thì nên” hình như chỉ đúng ở thời trước chứ chưa chắc đúng ở thời nay, chỉ đúng ở nhiều nước khác trên thế giới chứ chưa chắc đúng ở Việt Nam, chỉ đúng với học tập, nghiên cứu khoa học, lao động sản xuất, chứ chưa chắc đúng với bao nhiêu lĩnh vực phong phú khác trong đời...

4.  Các luận điểm đó có thể được đổi lại như sau :

  (2)  Thực tế cũng chứng tỏ : Ở nơi nào cũng thế, con người đã quyết chí thì thế nào cũng đạt được mục đích của mình.

  (3)  Thực tế còn chứng tỏ : Trong bất kì lĩnh vực nào, chứ không chỉ riêng trong học tập, nghiên cứu khoa học hay lao động sản xuất, con người hễ "có chí thì nên”.

5. a) Đoạn văn a sử dụng phép lập luận đối lập. Đoạn văn b cũng sử dụng cách lập luận đối lập : Thời gian trôi đi, xã hội thay đổi nhưng có những chân lí không thay đổi.

   b) Đoạn văn này sử dụng phép suy luận tương đồng (từ thực tế khái quát lên thành lí thuyết).

Bạn đang xem bài tập, chương trình học môn SBT Ngữ văn lớp 7 (sách cũ). Vui lòng chọn môn học sách mới cần xem dưới đây:

Advertisements (Quảng cáo)