Bài tập
1 -3: Bài tập 1,2,3 trang 106, SGK.
4*. Trong đoạn trích sau đây, nhà văn Nam Cao đã dùng phép liệt kê để miêu tả diện mạo Chí Phèo. Hãy chỉ ra phép liệt kê ấy và cho biết hiệu quả nghệ thuật của nó.
Chỉ biết có một hôm Chí bị người ta giải huyện rồi nghe đâu phải đi tù. Không biết tù mấy năm, nhưng hắn đi biệt tăm đến bảy - tám năm, rồi một hôm, hắn lại lù lù ở đâu lần về. Hắn về lớp này trông khác hẳn, mới đầu chẳng ai biết hắn là ai. Trông đặc như thằng săng đá ! Cái đầu thì trọc lốc, cải răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen mà rất cơng cơng, hai mắt gườm gườm trông gớm chết !
5. Thử nêu nguyên tắc sắp xếp các bộ phận liệt kê được in đậm trong đoạn trích sau đây và cho biết hiệu quả nghệ thuật của nó.
Tôi đứng tựa vào lòng Uyển, vừa ngồm ngoàm nhai quả, vừa hỏi chuyện từ cây cam ở đầu sân, cây hồng ở bờ ao, khóm tẩm xuân leo bờ giậu, cho đến con gà tổ lấy giống từ trên ông Lí Đà Xuyên, con mèo xám mua ba hào rưỡi, con chó vên mua bằng tiền bỏ ống của tôi kì nghỉ hè năm ngoái.
(Nam Cao)
6. Hãy chỉ ra phép liệt kê trong đoạn trích sau đây và cho biết tác dụng của nó.
Má nuôi tôi kể cho chúng tôi nghe đủ thứ chu vện. Từ những chuyện "cá bống hai mang, cá trê hai ngạnh, tôm càng hai râu” rất ngây ngô, trẻ con, sang chuyện săn nai, săn khỉ trong rừng, qua chuyện cuộc đời của chú Võ Tòng - con người kì dị mà tôi đã được gặp một đêm tôi ở bờ sông - đến chuyện ma cá sâu, ma cọp, ma nam... mà người nghe yếu bỏng vía, dù là người lớn đi nữa, cũng không dám bước ra khỏi nhà đi đái. Dường như chuyện nào thằng Cò cũng đã nghe mẹ kể rồi. Nó chẳng chú ý mấy, chỉ hong hóng, chực nghe bà kể quên mất một đoạn nào đó, thì lập tức chen vào bổ sung ngay, rồi lại nheo mắt nhìn tôi như muốn nói : "Thấy chưa, má tao còn không nhớ bằng tao đâv. Mày ở chợ vô đây, rồi còn phải học tao nhiều !”
(Đoàn Giỏi, Đất rừng phương Nam)
7. Cho biết phép liệt kê nào đã được sử dụng trong đoạn văn sau đây và tác dụng của chúng.
Nhưng nhiều nhất là những quần áo của Ninh, của Đật. Cái nhuộm son, cái dãi nâu, cái để trắng. Nhưng chẳng cái nào còn giữ được trọn vẹn cái màu của nó. Bởi vì cái thì mốc xanh, cái thì mốc vàng, cái thì lấm tấm hoa bèo, cái thì trạt những nhựa chuối, những tương, những mắm, mũi dãi cùng đất cát. Vò đến sái tay cũng không còn sạch được. Mà cái thì mất cúc, cái thì xoạc nách, cái thì xoạc túi, cái thì rách lưng, cái thì rách vai, cái rách ống tay. Chỉ tại nó nghịch quá. Không thế chưa đến nỗi. Nhiều cái, vải còn dai lắm ; xé kêu xoàn xoạt. Chúng nó mặc hại quần áo lắm. Cứ gọi là vừa mặc vừa xé áo. Bu Ninh tay vá, miệng chửi cho không còn cái tai nào mà nghe...
(Nam Cao, Từ ngày mẹ mất)
Gợi ý làm bài
1. Muốn giải được bài tập này, các em cần hiểu thế nào là phép liệt kê (xem Ghi nhớ, trang 105, SGK). Cũng cần lưu ý thêm là phép liệt kê không chỉ giới hạn trong phạm vi một câu mà có thể mở rộng ra giữa các câu kế tiếp nhau trong một đoạn.
Trong bài “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ba lần dùng phép liệt kê để diễn tả đầy đủ, sâu sắc :
- Sức mạnh của tinh thần yêu nước.
Advertisements (Quảng cáo)
- Lòng tự hào về những trang sử vẻ vang qua tấm gương của các vị anh hùng dân tộc.
- Sự đồng tâm nhất trí của mọi tầng lớp nhân dân Việt Nam đứng lên đánh thực dân Pháp.
Chẳng hạn, để miêu tả sức mạnh tình thần yêu nước của nhân dân ta, tác giả đã dùng phép liệt kê (được in đậm) như sau :
Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhân chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.
2. HS cần nắm vững thế nào là phép liệt kê để tìm đúng phép liệt kê được sử dụng trong đoạn.
Lưu ý : Trong đoạn trích, phép liệt kê được sử dụng 2 lần.
3. Bài tập này đòi hỏi sự sáng tạo của HS. Sau đây là một số gợi ý :
a) Có thể sử dụng phép liệt kê để miêu tả các hoạt động khác nhau của những nhóm HS khác nhau trong giờ ra chơi (qua đó, có thể thấy được sự ồn ào, huyên náo của sân trường).
b) Có thể sử dụng phép liệt kê để miêu tả những cử chỉ lố bịch của Va-ren nhằm lấy lòng Phan Bội Châu và những phản ứng của Phan Bội Châu thể hiện sự kiên cường, bất khuất của một nhà cách mạng.
c) Có thể sử dụng phép liệt kê để miêu tả những phẩm chất cao quý của nhà cách mạng Phan Bội Châu.
4*. Trong đoạn trích, nhà văn Nam Cao đã dùng phép liệt kê để đặc tả nhân vật, từ vẻ bề ngoài xấu xí đến sự tha hoá bên trong ; từ một nông dân cục mịch hiền lành thuở xưa, giờ đây trở thành một tên lưu manh có hạng.
(Trong truyện ngắn Chí Phèo, Nam Cao đã nhiều lần dùng phép liệt kê như vậy. Ví dụ ở một đoạn khác : Mới trông thấy hắn vào đến sân, bá Kiến biết hắn lại đến sinh sự rồi. Cái mắt thì ngấu lên, hai chân thì lảo đảo, cái môi bầm lại mà run bần bật.)
5. Trong đoạn trích, các bộ phận của phép liệt kê được sắp xếp theo nguyên tắc liệt kê các cây trồng trước, liệt kê các con vật nuôi sau.
Phép liệt kê đã làm nổi rõ tâm trạng nhớ nhà da diết của một em bé phải đi trọ học xa.
6. Như bài tập 2, HS cần nắm vững phép liệt kê để tìm đúng phép liệt kê được sử dụng trong đoạn trích.
Phép liệt kê trong đoạn trích có tác dụng làm nổi bật sự giàu có gắn với vô vàn chuyện lạ, li kì, bí ẩn của miền đất phương Nam của Tổ quốc.
7. Lưu ý: Phép liệt kê trong đoạn trích nhấn mạnh đến tình trạng thảm hại của đám quần áo của Ninh và Đật, do chúng là trẻ con, mặc không biết giữ gìn. Ngoài ra nó còn nhấn mạnh đến sự vất vả của người mẹ khi phải thường xuyên vá quần áo cho hai con.