Bài tập
1. Hãy nêu những hiểu biết của em về xứ Huế như : vị trí địa lí, đặc điểm lịch sử, danh lam thắng cảnh, sản phẩm vật chất và sản phẩm văn hoá - tinh thần, ... Theo em, nhắc đến Huế, người ta thường nhắc tới những gì tiêu biểu nhất ?
2. Sau khi đọc bài “Ca Huế trên sông Hương”, em biết thêm gì về vùng đất kinh thành này ?
3. Em có nhớ hết được tên các làn điệu ca Huê và các nhạc cụ đã được nhắc tới trong bài văn không ? Việc giới thiệu như vậy có ý nghĩa gì ?
4. Câu 4, trang 104, SGK.
5. Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi trắc nghiệm bằng cách ghi ra vở những chữ cái đứng đầu câu có nội dung trả lời đúng nhất :
"Trăng lên. Gió mơn man dìu dịu. Dòng sông trăng gợn sóng. Con thuyền bồng bềnh. Đêm nằm trên dòng Hương thơ mộng để nghe ca Huế, với tâm trạng chờ đợi rộn lòng.
Không gian yên tĩnh bỗng bừng lên những âm thanh của dàn hoà tấu, bởi bốn nhạc khúc lưu thuỷ, kim tiền, xuân phong, long hổ du dương, trầm bổng, réo rắt mở đầu đêm ca Huế. Nhạc công dùng các ngón đàn trau chuốt như ngón nhấn, mổ, vỗ, vả, ngón bấm, day, chớp, búng, ngón phi, ngón rãi. Tiếng đàn lúc khoan lúc nhặt làm nên tiết tấu xao động tận đáy hồn người”.
Câu 1 : Đoạn văn trên đây dùng phương thức biểu đạt nào là chính ?
A - Tự sự (kể chuyện) B - Miêu tả
C - Lập luận D - Biểu cảm
Câu 2 : Lưu thủỵ, kim tiền, xuân phong, long hổ :
A - Bốn nhạc cụ
B - Bốn làn điệu dân ca Huế
C - Bốn khúc nhạc mở đầu đêm ca Huế
D - Bốn động tác của người ca công
Câu 3 : Tâm trạng của người viết đoạn văn trên là tâm trạng :
A - Xao động, náo nức
B - Buồn thương, da diết
C - Sung sướng, hả hê
D - Chờ đợi, mong ngóng
Câu 4 : Từ nào là từ Hán Việt trong các từ sau :
A - Mơn man B - Bồng bềnh
C - Hoài vọng D - Réo rắt
Câu 5 : Trong câu "Tiếng đàn lúc khoan lúc nhặt làm nên tiết tấu xao động tận đáy hồn người” có dùng :
A - Từ đồng nghĩa
B - Từ trái nghĩa
C - Từ đồng âm
D - Từ láy
Advertisements (Quảng cáo)
Câu 6 : Câu "Trăng lên” là loại:
A - Câu bị động
B - Câu rút gọn
C - Câu đơn
D - Câu đặc biệt
Câu 7 : Trong câu văn : "Nhạc công Dùng các ngón đàn trau chuốt như ngón nhấn, mổ, vỗ, vả, ngón bấm, đay, chớp, búng, ngón phi, ngón rãi”, tác giả đã dùng biện pháp :
A - So sánh B - Liệt kê
c - Nhân hoá D - Điệp ngữ
Câu 8 : Trong câu : "Không gian yên tĩnh bỗng bừng lên những âm thanh của dàn hoà tấu” có thành phần trạng ngữ hay không ?
A- Có
B - Không
Nếu có thì hãy gạch dưới thành phần trạng ngữ trong câu.
Gợi ý làm bài
1. Những hiểu biết của em về xứ Huế : Câu trả lời tuỳ theo sự hiểu biết của mỗi em. Tuy vậy có thể nêu lên một số điểm theo yêu cầu của bài tập như :
+ Về vị trí địa lý : Huế thuộc miền Trung của Việt Nam, phía nam giáp Đà Nẵng, phía bắc giáp Quảng Trị.
+ Về đặc điểm lịch sử : Huế (Phú Xuân) từng là kinh đô của nhà Nguyễn hơn một trăm năm (từ năm 1802 đến năm 1945).
+ Về danh lam thắng cảnh : Huế có sông Hương, núi Ngự ; Huế có nhiều di tích lịch sử : thành nội, lăng tẩm của các triều vua nhà Nguvễn, các đền đài, chùa chiền, trong đó có chùa Thiên Mụ nổi tiếng.
+ Về sản phẩm vật chât và sản phẩm văn hoá - tinh thần : có nhiều món ăn, nhiều thứ bánh kẹo mang màu sắc Huê (như mè xửng...), có nón bài thơ, có nhiều điệu hò, làn điệu dân ca nổi tiếng.
- Theo em, nhắc đến Huế, người ta thường nhắc tới những gì tiêu biểu nhất ?
Điều này cũng tuỳ thuộc từng phương diện, mỗi phương diện có những nét tiêu biểu riêng. Tuy vậy, nhắc đến Huế người ta thường nhắc tới sông Hương, núi Ngự, đến chùa Thiên Mụ, đến Phu Văn Lâu và các điệu hò, ca Huê thể hiện rõ nét tâm hồn của con người xứ Huế.
3. Bài viết chắc chắn là chưa nêu lên hết được tất cả các nhạc cụ và các làn điệu ca Huế. Tuy vậy, để nhớ hết được những gì tác giả nêu lên trong bài đã là rất khó. Điều này nói lên ca Huế hết sức đa dạng và phong phú.
4. Bài văn cho thấy ca Huế được hình thành từ nguồn nhạc dân gian và nhạc cung đình, có cả điệu Bắc lẫn điệu Nam.
- Từ nguồn gốc hình thành ca Huế : Nhạc dân gian là các làn điệu dân ca, những điệu hò, … thường sôi nổi, lạc quan, tươi vui. Nhạc cung đình, nhã nhạc là nhạc dùng trong những buổi lễ tôn nghiêm nơi cung đình của vua chúa, nơi tôn miếu của triều đình phong kiến, thường có sắc thái trang trọng, uy nghi.
- Tại sao có thể nói nghe ca Huế là một thú tao nhã ?
Đây là câu hỏi khó đối với HS. Trước hết, em cần xem Chú thích (2) - Bài 23, trang 54, SGK để hiểu thế nào là tao nhã, sau đó liên hệ với một vài trường hợp có sử dụng từ tao nhã, đặt câu với từ tao nhã để thật sự hiểu thế nào là tao nhã.
Tại sao nói nghe ca Huế là một thú tao nhã ? Có thể nói ca Huế thanh cao, lịch sự, nhã nhặn, sang trọng và duyên dáng từ nội dung đến hình thức ; từ cách biểu diễn đến cách thưởng thức ; từ ca công đến nhạc công ; từ giọng ca đến trang điểm, ăn mặc... Chính vì thế nghe ca Huế quả là một thú tao nhã.
5. HS phải trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm. Ghi ra vở bài tập các phương án trả lời (không cần chép lại câu hỏi mà chỉ cần ghi kết quả).
Ví dụ : Câu 1 : nếu thấy phương án A là đúng thì ghi ra vở là : Câu 1 : A.
Nhìn chung các câu hỏi trắc nghiệm không khó, các em cần tập làm quen với hình thức trắc nghiệm này để làm tốt các bài kiểm tra.