Trang chủ Lớp 7 SBT Ngữ văn lớp 7 (sách cũ) Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (tiếp theo) SBT...

Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (tiếp theo) SBT Văn 7 tập 2 trang 52...

Giải câu 1, 2, 3, 4, 5, 6 trang 52 Sách bài tập (SBT) Ngữ Văn 7 tập 2. Những câu sau đây có thể chuyển sang câu bị động được không ? Qua những trường hợp này, em có nhận xét gì về việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động ?.

Bài tập

1-3: Bài tập 1,2,3 trang 65, SGK.

 

4. Có thể chuyển đổi các câu sau đây thành câu bị động được không ? Qua bài tập này, em có nhận xét gì về khả năng chuyển đổi của các kiểu câu chủ động thành câu bị động ?

-  Nam đã rời sân ga cách đây một giờ.

-  Nam giống bố.

5. Hãy chỉ ra sắc thái khác biệt trong hai câu bị động sau đây :

-  Tôi đã bị lớp góp ý nhiều lần.

-  Tôi đã được lớp góp ý nhiều lần.

6. Những câu sau đây có thể chuyển sang câu bị động được không ? Qua những trường hợp này, em có nhận xét gì về việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động ?

-  Tôi giống anh trai tôi như hai giọt nước.

-  Tôi vừa thấy nó hôm qua trên đường đi học.


Gợi ý làm bài

1. Để giải bài tập này, các em cần nắm được hai cách chuyển đổi cầu chủ động thành câu bị động (xem Ghi nhớ, trang 64, SGK) : chuyển đổi bằng cách dùng được/ bị và không dùng được/ bị. Cũng cần chú ý là : khi chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động, ta có thể giữ lại từ (cụm từ) chỉ chủ thể của hoạt động hoặc không giữ lại từ (cụm từ) chỉ chủ thể của hoạt động.

   Chẳng hạn, câu a có thể được biến đổi theo hai cách như sau :

-  Ngôi chùa ấy được (một nhà sư vô danh) xây từ thế kỉ XIII.

-  Ngôi chùa ấy xây từ thế kỉ XIII.

   (Chú ý : Dấu ngoặc đơn ( ) đánh dấu những từ ngữ không bắt buộc phải có mặt trong câu, tức là những từ ngữ có thể bị lược bỏ.)

Advertisements (Quảng cáo)

2. Để giải bài tập này, các em cần thấy được sự khác biệt của việc dùng từ “được” hay từ “bị” trong câu bị động : câu bị động dùng “được” có hàm ý đánh giá tích cực về sự việc (sự việc là đáng mong muốn), câu bị động dùng “bị” có hàm ý đánh giá tiêu cực về sự việc (sự việc là không đáng mong muốn).

   Có những sự việc dễ nhất trí đánh giá là tích cực hoặc tiêu cực (ví dụ : Bạn ấy được thương/ Nó bị chó cắn), nhưng có những sự việc mà cách đánh giá phụ thuộc vào nhận thức, tình cảm chủ quan của người viết hay người nói. Chẳng hạn câu a có thể chuyển đổi thành câu bị động theo hai cách :

-  Em bị thầy giáo phê bình. (Em cho rằng để thầy giáo phê bình là điều tồi tệ.)

-  Em được thầy giáo phê bình. (Em cho rằng mình sẽ tốt hơn nhờ sự phê bình của thầy giáo.)

3. Đây là bài tập sáng tạo, các em cần viết câu bị động đúng chỗ, phù hợp với liên kết và mạch lạc của đoạn văn.

4. Các câu đã cho không thể biến đổi thành câu bị động. Không thể nói :

   (-) Sân ga đã bị/được Nam rời cách đầy một giờ.

   (-) Bố bị/được Nam giống.

   (Chú ý : Kí hiệu (-) đặt trước câu cho biết câu đó không đúng ngữ pháp.)

   Qua bài tập này, có thể rút ra một nhận xét : Không phải tất cả nhũng câu có phụ ngữ chỉ đối tượng đều có thể chuyển sang câu bị động tương ứng (ví dụ các câu như : Nam cao hơn Long; Nước đầy thùng... không thể chuyển sang câu bị động, tức không thể có : (-) Long bị Nam cao hơn ; (-) Thùng được nước đầy;...).

5. Ở câu đầu tiên mang sắc thái tiêu cực

-  Tôi đã bị lớp góp ý nhiều lần. (Việc góp ý với bản thân là một điều tồi tệ)

Câu thứ hai mang sắc thái tích cực

-  Tôi đã được lớp góp ý nhiều lần. (Việc góp ý với bản thân là điều tốt, thể hiện mình được sự quan tâm của mọi người)

6. Những câu trong bài tập này đều không thể chuyển sang câu bị động và dùng một cách tự nhiên, tức khổng thể nói :

-  Anh trai tôi được/bị tôi giống như hai giọt nước.

-  Nó vừa được/bị tôi thấy hôm qua trên đường đi học.

   Nhận xét rút ra là : Không phải câu nào cũng có thể chuyển đổi sang câu bị động và được dùng một cách tự nhiên.

Bạn đang xem bài tập, chương trình học môn SBT Ngữ văn lớp 7 (sách cũ). Vui lòng chọn môn học sách mới cần xem dưới đây:

Advertisements (Quảng cáo)