Trang chủ Lớp 7 SBT Ngữ văn lớp 7 Luyện tập về phương pháp lập luận trong văn nghị luận SBT...

Luyện tập về phương pháp lập luận trong văn nghị luận SBT Ngữ Văn 7 tập 2: Giải câu 1, 2, 3 trang 27, 28...

Giải câu 1, 2, 3 trang 27, 28 Sách bài tập (SBT) Ngữ Văn 7 tập 2. Lập luận trong lời ăn tiếng nói hằng ngày và lập luận trong văn nghị luận có gì giống và khác nhau ?.

Advertisements (Quảng cáo)

Bài tập

1. Lập luận trong lời ăn tiếng nói hằng ngày và lập luận trong văn nghị luận có gì giống và khác nhau ?

2. Xây dựng lập luận cho các luận điểm (kết luận) sau :

–   Mỗi người hãy biết quý thời gian.

–   Khi còn trẻ tuổi, mỗi người hãy gắng sức học tập.

–   Sách luôn luôn là người bạn tốt của con người.

–   Chớ coi thường những câu tục ngữ nhỏ bé.

–   Có lời nói làm cho con người thân thiện, gần gũi nhau, có lời nói có thể gây nên sự khó chịu, thậm chí thù ghét, vậy nên…

Advertisements (Quảng cáo)

3. Dựa theo bài Đừng sợ vấp ngã (trang 41 – 42, SGK) và Không sợ sai lầm (trang 43, SGK) để lập luận cho luận điểm : “Chớ nên rụt rè, nhút nhát”.


 

Gợi ý làm bài

1. Để tìm sự giống nhau của lập luận trong hai phạm vi giao tiếp, cần thấy rõ là ở cả hai phạm vi đều gọi là lập luận, ở cả hai phạm vi, lập luận đều có các thành phần giống nhau là luận cứ và luận điềm (hoặc kết luận). Chỗ khác nhau là ở nội dung của luận cứ và luận điểm. Trong văn bản nghị luận, luận điểm là những kết luận mang nội dung quan điểm, tư tưởng, lí thuyết, nguyên lí trừu tượng hơn, còn trong lập luận đời thường, luận điểm (hoặc kết luận) thường là các việc làm, hành động cụ thể (ví dụ : đói bụng rồi, đi nếu cơm ăn ; hoặc : lạnh quá, mặc thêm áo ấm) không có tính khái quát. Do luận điểm có nội dung tư tưởng cao hơn, nên cũng đòi hỏi nội dung luận cứ có tầm tư tưởng và sức khái quát hơn.

2. Hãy làm bài tập theo cách suy nghĩ của em. Ví dụ : Hãy biết quý thời gian, bởi vì thời gian của mỗi người rất có hạn ; hoặc : Hãy biết quý thời gian, vì thời gian là vàng…

3. Để làm đề văn này, trước hết các em hãy cho biết thế nào là rụt rè, nhút nhát, một nhược điểm mà nhiều HS khi đến trường thường mắc phải. Thứ hai cần cho biết tính rụt rè, nhút nhát đã hạn chế tinh thần chủ động, sáng tạo của con người trong mọi việc như thế nào. Thứ ba, cần khắc phục tính nhút nhát bằng tinh thần mạnh dạn như thế nào. Lưu ý rằng : mạnh dạn chứ không nên liều lĩnh, bởi liều lĩnh là một điều rất có hại.