Bài tập
1. a) Hãy phân loại các câu trong truyện cười Mất rồi (Bài 18, trang 17, SGK) theo mục đích nói của chúng, thành : câu trần thuật câu nghi vấn; câu cầu khiến, câu cảm thán.
b) Xét về mặt cấu tạo, các câu trong truyện này là câu bình thường hay câu đặc biệt ?
2*. Đoạn văn sau đây đã được lược đi các dấu câu. Hãy điền các dấu câu thích hợp vào những chỗ cần có.
Chàng mèo mướp mà chàng mèo nào cũng thế không cố ý ăn thịt chuột nhắt bao giờ mèo chỉ bắt những con chuột tiêu yêu đó đế đùa nghịch và để hả cơn cáu kỉnh vì loài chuột nhép cứ bạng nhặng rúc rích trong xó bếp là chỗ nghỉ ngơi của mèo chính những con chuột lớn lại đứng đắn không ầm ĩ đến thế chỉ vì bực mình mà mèo bắt chuột nhắt nhưng chú chuột nhỏ khôn ngoan vẫn hay chạy trốn được đời đời cái giống chuột nhắt tai quái cứ làm rức tai loài mèo.
(Theo Tô Hoài)
3. Theo em, có phải cả hai câu sau đây đều là câu nghi vấn không ?
a) Quê chị ở đâu ?
b) Tôi không biết quê chị ở đâu.
4. Hãy cho biết trong đoạn trích sau đây tại sao tác giả lại dùng nhiều dấu chấm lửng khi thuật lại lời của chị Nhà trò.
(...) Đi vào bước nữa, tôi gặp một chị Nhà trò đứng bên cạnh một tảng đá cuội, chị Nhà trò này bé nhỏ quá. Khắp người đen tuyền, đôi chỗ có châm một vài điểm vàng tươi. Hai cánh của cô nàng ngắn chùn chùn ; hình như cánh ấy chưa quen mở, chưa quen bay nhiều, chị Nhà trò đứng khóc rưng rức.
Nghe như có điều oan trái chi đây, tôi bèn hỏi :
- Làm sao mà phải đứng khóc ngoài đường, em !
Chị chàng ngẩng đầu lên, trông thấy tôi lại càng bù lu, bù loa :
- Thưa... anh... chúng... nó định... giết em... Hu... Hu... Hu... Anh cứu em... Hu... Hu...
- Ai ? Đứa nào ? Những đứa nào định giết em
- Thưa anh, họ nhà Nhện... Hu... Hu...
(Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí)
Gợi ý làm bài
1. Các em có thể vận dụng một trong hai cách (phân loại câu theo mục đích nói hoặc phân loại câu theo cấu tạo) để phân loại. Cũng có thể phối hợp cả hai cách này bằng việc lập một bảng phân loại theo mẫu sau:
Phân loại theo cấu tạo Phân loại theo mục đích nói |
Câu bình thường | Câu đặc biệt |
Câu trần thuật |
Advertisements (Quảng cáo)
|
|
Câu nghi vấn |
|
|
Câu cầu khiến |
|
|
Câu cảm thán |
|
|
Sau đó, xếp các câu trong truyện cười “Mất rồi” vào các ô thích hợp, chăng hạn :
Phân loại theo cấu tạo Phân loại theo mục đích nói |
Câu bình thường | Câu đặc biệt |
Câu trần thuật |
Một người có việc đi xa, dặn con [...] |
|
Câu nghi vấn |
||
Câu cầu khiến |
Ở nhà có ai hỏi thì bảo bố cháu đi vắng nhé ! |
|
Câu cảm thán |
2*. Để giải được bài tập này, trước hết các em cần nắm chắc công dụng của các dấu câu đã được học, đặc biệt là các dấu câu khó dùng đúng như dấu gạch ngang, dấu chấm phẩy... Sau đó cần đọc kĩ đoạn văn đã cho, cố gắng đoán ra quan hệ giữa các từ ngữ trong đoạn. Chẳng hạn, khi thấy cụm C - V "mà chàng mèo nào cũng thế” có tác dụng giải thích cho cụm từ đứng trước, em có thể dùng dấu gạch ngang và dấu chấm cho câu đầu tiên như sau :
Chàng mèo mướp - mà chàng mèo nào cũng thế - không cố ý ăn thịt chuột nhắt bao giờ.
3. Câu a là câu nghi vấn, nhưng câu b là câu trần thuật.
4. Xem lại tác dụng của dấu chấm lửng để giải bài tập này.