Trang chủ Lớp 8 SBT Toán 8 - Cánh diều Bài 51 trang 81 SBT Toán 8 – Cánh diều: Tam giác...

Bài 51 trang 81 SBT Toán 8 – Cánh diều: Tam giác \(M’N’P’\) có đồng dạng phối cảnh với tam giác \(MNP\) hay không? Nếu có, hãy chỉ ra tâm đồng dạng phối cảnh...

Bằng cách “phóng to” (nếu tỉ số vị tự \(k > 1\)) hay “thu nhỏ” (nếu tỉ số vị tự \(k < 1\)) hình \(H\). Hướng dẫn giải bài 51 trang 81 sách bài tập (SBT) toán 8 – Cánh diều - Bài 9. Hình đồng dạng. Cho điểm \(O\) nằm ngoài tam giác \(MNP\). Trên các tia \(OM, ON, OP\) ta lần lượt lấy các điểm \(M', N',... Tam giác \(M'N'P'\) có đồng dạng phối cảnh với tam giác \(MNP\) hay không? Nếu có, hãy chỉ ra tâm đồng dạng phối cảnh

Question - Câu hỏi/Đề bài

Cho điểm \(O\) nằm ngoài tam giác \(MNP\). Trên các tia \(OM,ON,OP\) ta lần lượt lấy các điểm \(M’,N’,P’\) sao cho \(\frac{{OM’}}{{OM}} = \frac{{ON’}}{{ON}} = \frac{{OP’}}{{OP}} = \frac{5}{3}\) (Hình 51).

a) Tam giác \(M’N’P’\) có đồng dạng phối cảnh với tam giác \(MNP\) hay không? Nếu có, hãy chỉ ra tâm đồng dạng phối cảnh.

b) Hãy chỉ ra đoạn thẳng \(AB\) sao cho hai đoạn thẳng \(AB\) và \(MP\) đồng dạng phối cảnh, điểm \(O\) là tâm đồng dạng phối cảnh và \(\frac{{OA}}{{OM}} = \frac{{OB}}{{OP}} = \frac{1}{4}\)

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Bằng cách “phóng to” (nếu tỉ số vị tự \(k > 1\)) hay “thu nhỏ” (nếu tỉ số vị tự \(k < 1\)) hình \(H\), ta sẽ nhận được hình \(H'\) đồng dạng phối cảnh (hay vị tự) với hình \(H\).

Ta gọi hình \(H’\) là hình đồng dạng phối cảnh (hay vị tự) tỉ số \(k\) của hình \(H\)

Advertisements (Quảng cáo)

Hình đồng dạng phối cảnh tỉ số k của đoạn thẳng \(AB\) là một đoạn thẳng \(A’B’\) (nằm trên đường thẳng song song hoặc trùng với đường thẳng \(AB\)) và \(A’B’ = k.AB\)

Hai tam giác \(A’B’C’\) và \(ABC\) gọi là đồng dạng phối cảnh (hay vị tự) với nhau, điểm \(O\) gọi là tâm đồng dạng phối cảnh, tỉ số \(k = \frac{{A’B’}}{{AB}}\) gọi là tỉ số vị tự.

Answer - Lời giải/Đáp án

a) Tam giác \(M’N’P’\) đồng dạng phối cảnh với tam giác \(MNP\) và \(O\) là tâm đồng dạng phối cảnh.

b) Gọi \(KH\) là đường trung bình của tam giác \(MOP\left( {K \in OM,H \in OP} \right)\)

Lấy \(A,B\) lần lượt là trung điểm của \(OK,OH\).

Khi đó, hai đoạn thẳng \(AB\) và \(MP\) đồng dạng phối cảnh, điểm \(O\) là tâm đồng dạng phối cảnh và \(\frac{{OA}}{{OM}} = \frac{{OB}}{{OP}} = \frac{1}{4}\)