Trang chủ Lớp 8 SBT Toán 8 - Chân trời sáng tạo Bài 1 trang 71 SBT Toán 8 – Chân trời sáng tạo:...

Bài 1 trang 71 SBT Toán 8 - Chân trời sáng tạo: Cho tam giác ABC vuông tại A \(\left( {AB Chứng minh tứ giác ABDC là hình chữ nhật...

Sử dụng kiến thức về dấu hiệu của hình chữ nhật để chứng minh: Hình bình hành có một góc vuông là hình chữ nhật. Hướng dẫn trả lời bài 1 trang 71 sách bài tập (SBT) toán 8 - Chân trời sáng tạo - Bài 5. Hình chữ nhật - Hình vuông. Cho tam giác ABC vuông tại A \(\left( {AB Chứng minh tứ giác ABDC là hình chữ nhật....

Question - Câu hỏi/Đề bài

Cho tam giác ABC vuông tại A \(\left( {AB < AC} \right)\). Gọi M là trung điểm của BC. Trên tia đối của tia MA lấy điểm D sao cho \(MD = MA\).

a) Chứng minh tứ giác ABDC là hình chữ nhật.

b) Gọi E là điểm đối xứng của A qua B. Chứng minh tứ giác BEDC là hình bình hành.

c) EM cắt BD tại K. Chứng minh \(EK = 2KM\).

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Advertisements (Quảng cáo)

a) Sử dụng kiến thức về dấu hiệu của hình chữ nhật để chứng minh: Hình bình hành có một góc vuông là hình chữ nhật.

b) Sử dụng kiến thức về dấu hiệu của hình bình hành để chứng minh: Tứ giác có một cặp cạnh đối song song và bằng nhau là hình bình hành.

c) Sử dụng kiến thức tính chất 3 đường trung tuyến trong tam giác: Ba đường trung tuyến của tam giác cùng đi qua một điểm. Điểm đó cách đỉnh một khoảng bằng \(\frac{2}{3}\) độ dài đường trung tuyến đi qua đỉnh ấy.

Answer - Lời giải/Đáp án

a) Vì tam giác ABC vuông tại A nên \(\widehat {BAC} = {90^0}\)Tứ giác ABDC có: \(MD = MA\) (gt), \(MB = MC\) (gt), M thuộc AD, M thuộc BC nên tứ giác ABDC là hình bình hành. Mà \(\widehat {BAC} = {90^0}\) nên tứ giác ABDC là hình chữ nhật.b) Vì E là điểm đối xứng của A qua B nên \(EB = AB\)Vì ABDC là hình chữ nhật nên \(AB = CD,\) AB//CDTứ giác BEDC có: \(EB = DC\left( { = AB} \right)\), EB//DC nên tứ giác BEDC là hình bình hành.c) Tam giác AED có hai đường trung tuyến BD và EM cắt nhau tại K nên K là trọng tâm của tam giác EAD. Suy ra: \(EK = \frac{2}{3}EM\), do đó \(EK = 2KM\).