Trang chủ Lớp 8 SBT Toán 8 - Chân trời sáng tạo Bài 2 trang 71 SBT Toán 8 – Chân trời sáng tạo:...

Bài 2 trang 71 SBT Toán 8 - Chân trời sáng tạo: Tứ giác DKMN là hình gì? Vì sao?...

Sử dụng kiến thức về dấu hiệu của hình chữ nhật để chứng minh: Tứ giác có ba góc vuông là hình chữ nhật. Giải và trình bày phương pháp giải bài 2 trang 71 sách bài tập toán 8 - Chân trời sáng tạo - Bài 5. Hình chữ nhật - Hình vuông. Cho tam giác DEF vuông tại D \(\left( {DE > DF} \right)\),... Tứ giác DKMN là hình gì? Vì sao?

Question - Câu hỏi/Đề bài

Cho tam giác DEF vuông tại D \(\left( {DE > DF} \right)\), DM là đường trung tuyến \(\left( {M \in EF} \right)\). Gọi MN là đường vuông góc kẻ từ M đến DE \(\left( {N \in DE} \right)\), MK là đường vuông góc kẻ từ M đến DF \(\left( {K \in DF} \right)\), H là điểm đối xứng với M qua N.

a) Tứ giác DKMN là hình gì? Vì sao?

b) Gọi O là trung điểm của DM. Chứng minh ba điểm H, O, F thẳng hàng.

c) Tam giác DEF cần thêm điều kiện gì để tứ giác KDMN là hình vuông?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

a) Sử dụng kiến thức về dấu hiệu của hình chữ nhật để chứng minh: Tứ giác có ba góc vuông là hình chữ nhật.

b) + Sử dụng kiến thức về dấu hiệu của hình bình hành để chứng minh: Tứ hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm mỗi đường là hình bình hành.

+ Sử dụng kiến thức về tính chất của hình bình hành để chứng minh: Hình bình hành có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm mỗi đường.

+ Sử dụng kiến thức về tính chất của hình chữ nhật để chứng minh: Hình chữ nhật có hai đường chéo bằng nhau cắt nhau tại trung điểm mỗi đường.

c) Sử dụng kiến thức về dấu hiệu nhận biết hình vuông để chứng minh: Hình chữ nhật có một đường chéo là đường phân giác của một góc là hình vuông.

Answer - Lời giải/Đáp án

a) Vì tam giác DEF vuông tại D nên \(\widehat {EDF} = {90^0}\)

Vì MN là đường vuông góc kẻ từ M đến DE nên \(\widehat {MNE} = \widehat {MND} = {90^0}\)

Advertisements (Quảng cáo)

Vì MK là đường vuông góc kẻ từ M đến DF nên \(\widehat {MKF} = \widehat {MKD} = {90^0}\)

Tứ giác DKMN có: \(\widehat {EDF} = \widehat {MND} = \widehat {MKD} = {90^0}\) nên tứ giác DKMN là hình chữ nhật.

b) Tam giác DEF vuông tại D nên DM là đường trung tuyến ứng với cạnh huyền nên \(MD = \frac{1}{2}EF = ME\)

Do đó, tam giác MDE cân tại M.

Lại có: \(MN \bot DE\) nên MN là đường cao đồng thời là đường trung tuyến của tam giác MDE.

Do đó, \(ND = NE = \frac{1}{2}DE\)

Tứ giác DHEM có: \(ND = NE = \frac{1}{2}DE\), \(NH = NM = \frac{{HM}}{2}\) (vì H là điểm đối xứng với M qua N) nên tứ giác DHEM mà là hình bình hành. Do đó, \(DH = ME\), DH//ME

Mà M là trung điểm của EF nên \(ME = MF\), do đó \(DH = MF\)

Tứ giác DHMF có: \(DH = MF\), DH//MF

Do đó, tứ giác DHMF là hình bình hành.

Mà O là trung điểm của DM nên O cũng là trung điểm của HF. Do đó, ba điểm H, O, F thẳng hàng.

c) Hình chữ nhật DKMN là hình vuông khi DM là đường phân giác của góc KDN hay DM là đường phân giác của góc EDF.

Khi đó, DM là đường trung tuyến đồng thời là đường phân giác xuất phát từ đỉnh D của tam giác DEF.

Suy ra, tam giác DEF vuông cân tại D.