Sử dụng các hằng đẳng thức đáng nhớ để thu gọn biểu thức a3+b3=(a+b)(a2−ab+b2); \({a^3}. Vận dụng kiến thức giải bài 2.16 trang 26 sách bài tập toán 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống - Bài 8. Tổng và hiệu hai lập phương. Chứng minh rằng giá trị của biểu thức sau không phụ thuộc vào giá trị của biến x:...
Chứng minh rằng giá trị của biểu thức sau không phụ thuộc vào giá trị của biến x:
a) (2x+3)(4x2−6x+9)−(2x−3)(4x2+6x+9);
b) (2x−1)(4x2+2x+1)−8(x+2)(x2−2x+4).
Sử dụng các hằng đẳng thức đáng nhớ để thu gọn biểu thức
a3+b3=(a+b)(a2−ab+b2);
a3−b3=(a−b)(a2+ab+b2).
a) Ta có:
Advertisements (Quảng cáo)
(2x+3)(4x2−6x+9)−(2x−3)(4x2+6x+9)
=(2x+3)[(2x)2−2x.3+32]−(2x−3)[(2x)2+2x.3+32]
=(2x)3+33−[(2x)3−33]=8x3+27−(8x3−27)
=8x3+27−8x3+27=54.
Vậy đa thức đã cho không phụ thuộc vào giá trị của biến.
b) Ta có
(2x−1)(4x2+2x+1)−8(x+2)(x2−2x+4)
=(2x−1)[(2x)2+2x.1+12]−8(x+2)[x2−2x.+22]
=(2x)3−13−8(x3+23)=8x3−1−8x3−64=−65.
Vậy đa thức đã cho không phụ thuộc vào giá trị của biến.