Trang chủ Lớp 8 SBT Toán 8 - Kết nối tri thức Bài 3.10 trang 34 SBT Toán 8 – Kết nối tri thức:...

Bài 3.10 trang 34 SBT Toán 8 - Kết nối tri thức: Cho hình thang cân ABCD với hai đường thẳng chứa hai cạnh bên AD, BC cắt nhau tại S...

Sử dụng tính chất của hình thang cân, tam giác cân, đường trung trực. Hướng dẫn trả lời bài 3.10 trang 34 sách bài tập (SBT) toán 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống - Bài 11. Hình thang cân. Cho hình thang cân ABCD với hai đường thẳng chứa hai cạnh bên AD, BC cắt nhau tại S....

Question - Câu hỏi/Đề bài

Cho hình thang cân ABCD với hai đường thẳng chứa hai cạnh bên AD, BC cắt nhau tại S. Gọi O là giao điểm của hai đường chéo AC và BD. Chứng minh đường thẳng SO đi qua trung điểm của AB, đi qua trung điểm của CD.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Sử dụng tính chất của hình thang cân, tam giác cân, đường trung trực.

Answer - Lời giải/Đáp án

Do ABCD là hình thang cân nên AD = BC, AC = BD, \(\widehat {ADC} = \widehat {BCD}\)

Xét \(\Delta ABC\) và \(\Delta BAD\) có

\(BC = AD,AC = BD\)

Cạnh AB chung

Do đó \(\Delta ABC = \Delta BAD\) (c.c.c)

Advertisements (Quảng cáo)

Suy ra \(\widehat {BAC} = \widehat {ABD}\).

Từ đó \(\Delta OAB\) là tam giác cân tại O, nên \(OA = OB.\)

Ta có: \(OA + OC = AC\);\(OB + OD = BD\) , mà \(OA = OB,AC = BD\)

Suy ra \(OC = OD\)

Do đó O cách đều A và B; O cách đều C và D;

Do \(AB//CD\) nên \(\widehat {SAB} = \widehat {SDC}\); \(\widehat {SBA} = \widehat {SCD}\) (các cặp góc ở vị trí đồng vị)

Mà \(\widehat {ADC} = \widehat {BCD}\) hay \(\widehat {SDC} = \widehat {SCD}\)

suy ra \(\widehat {SAB} = \widehat {SDC} = \widehat {SBA} = \widehat {SCD}\).

Suy ra là \(\Delta SAB\), \(\Delta SCD\) các tam giác cân tại đỉnh S nên \(SA = SB,SC = SD\)

Do đó S cũng cách đều A và B, cách đều C và D.

Vậy S và O cùng nằm trên đường trung trực của AB, của CD nên đường thẳng SO đi qua trung điểm của AB, CD.

Advertisements (Quảng cáo)