Chọn một phương án đúng trong mỗi câu sau:
Câu 1
Trong các đẳng thức sau, cái nào là hằng đẳng thức
A.a(a+1)=a+1
B.a2−1=a.
C.(a+b)(a−b)=a2+b2
D.(a+1)(a+2)=a2+3a+2.
Hằng đẳng thức là đẳng thức mà hai vế luôn cùng nhận một giá trị khi thay các chữ trong đẳng thức bằng các số tùy ý.
Ta có: (a+1)(a+2)=a2+2a+a+2=a2+3a+2.
Do đó đẳng thức trên là một đẳng thức.
Các đẳng thức còn lại, khi thay một giá trị a, b bất kì vào hai vế ta được kết quả không bằng nhau nên không phải là hằng đẳng thức.
Chọn đáp án D.
Câu 2
Đa thức x3−8 được phân tích thành tích của hai đa thức
A.x−2 và x2−2x−4
B. x−2 và x2+2x−4
C. x−2 và x2+2x+4
D. x−2 và x2−2x+4
Sử dụng hằng đẳng thức
a3−b3=(a−b)(a2+ab+b2).
Ta có: x3−8=x3−23=(x−2)(x2+2x+4).
Chọn đáp án C.
Câu 3
Biểu thức x2+x+14 viết được dưới dạng bình phương của một tổng là
A.[x+(−12)]2.
B.(x+12)2.
C.(2x+12)2
D.(12x+1)2
Sử dụng hằng đẳng thức
Advertisements (Quảng cáo)
(a+b)2=a2+2ab+b2.
Ta có: x2+x+14=x2+2.x.12+(12)2=(x+12)2.
Chọn đáp án B.
Câu 4
Khẳng định nào sau đây là đúng?
A. (A−B)(A2−AB+B2)=A3−B3.
B. (A+B)(A2+AB+B2)=A3+B3.
C. (A+B)(A2−AB+B2)=A3−B3.
D. (A+B)(A2−AB+B2)=A3+B3.
Ta sử dụng các hằng đẳng thức:
A3+B3=(A+B)(A2−AB+B2);
A3−B3=(A−B)(A2+AB+B2).
Ta có:
A3+B3=(A+B)(A2−AB+B2);
A3−B3=(A−B)(A2+AB+B2).
Chọn đáp án D.
Câu 5
Rút gọn biểu thức (x+1)(x−1)−(x+2)(x−2) ta được
A. 5.
B. 4.
C. 3.
D. -3.
Sử dụng hằng đẳng thức
a2−b2=(a+b)(a−b)
Sử dụng tính chất giao hoán, kết hợp thu gọn các đơn thức đồng dạng với nhau.
Ta có: (x+1)(x−1)−(x+2)(x−2)
=x2−1−(x2−22)=x2−1−x2+4=3.
Chọn đáp án C.