Cho phương trình (m2+5m+4)x2=m+4, trong đó m là một số.
Chứng minh rằng :
a. Khi m = - 4, phương trình nghiệm đúng với mọi giá trị của ẩn.
b. Khi m = - 1, phương trình vô nghiệm.
c. Khi m = - 2 hoặc m = - 3, phương trình cũng vô nghiệm.
d. Khi m = 0, phương trình nhận x = 1 và x = - 1 là nghiệm.
a. Thay m = - 4 vào hai vế của phương trình, ta có:
- Vế trái: [(−4)2+5.(−4)+4]x2=0x2
- Vế phải: - 4 + 4 = 0
Phương trình đã cho trở thành: 0x2=0
Vậy phương trình nghiệm đúng với mọi giá trị của x.
b. Thay m = - 1 vào hai vế của phương trình, ta có:
- Vế trái: [(−1)2+5.(−1)+4]x2=0x2
- Vế phải: - 1 + 4 = 3
Phương trình đã cho trở thành: 0x2=3
Không có giá trị nào của x thỏa mãn phương trình.
Vậy, phương trình đã cho vô nghiệm.
c. Thay m = - 2 vào hai vế của phương trình, ta có:
- Vế trái: [(−2)2+5.(−2)+4]x2=−2x2
Advertisements (Quảng cáo)
- Vế phải: - 2 + 4 = 2
Phương trình đã cho trở thành: −2x2=2
Không có giá trị nào của x thỏa mãn phương trình vì vế phải âm còn vế trái dương.
Vậy phương trình đã cho vô nghiệm.
Thay m = - 3 vào hai vế của phương trình, ta có:
- Vế trái: [(−3)2+5.(−3)+4]x2=−2x2
- Vế phải: - 3 + 4 = 1
Phương trình đã cho trở thành: −2x2=1
Không có giá trị nào của x thỏa mãn phương trình vì vế phải âm còn vế trái dương.
Vậy phương trình đã cho vô nghiệm.
d. Khi m = 0, phương trình đã cho trở thành: 4x2=4
Thay x = 1 và x = -1 vào vế trái của phương trình, ta có:
x = 1: 4.12 = 4
x = -1: 4(-1)2 = 4
Vì vế trái bằng vế phải nên x = 1 và x = -1 là nghiệm của phương trình.