Trang chủ Lớp 8 SGK Toán 8 - Chân trời sáng tạo Giải mục 2 trang 79, 80 Toán 8 tập 2– Chân trời...

Giải mục 2 trang 79, 80 Toán 8 tập 2– Chân trời sáng tạo: Trong hình 5, biết \(H_1\) đồng dạng phối cảnh với hình H tỉ số \(k = \frac{3}{2}\). Tính \(x, y\)...

Phân tích và giải HĐ3, TH2, VD mục 2 trang 79, 80 SGK Toán 8 tập 2– Chân trời sáng tạo Bài 4. Hai hình đồng dạng. Cho hai hình đồng dạng phối cảnh...

Hoạt động3

Trong hình 5, biết \(H_1\) đồng dạng phối cảnh với hình H tỉ số \(k = \frac{3}{2}\).

a) Tính \(x,y\).

b) So sánh hình \({H_1}\) và hình \(H’\).

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

- Ta tính \(x,y\) dựa vào tỉ số đồng dạng của hai hình.

Answer - Lời giải/Đáp án

a) Vì hai hình đồng dạng phối cảnh \(H\) và \({H_1}\) có tỉ số đồng dạng \(k = \frac{2}{3}\) nên \(\frac{{3,6}}{x} = \frac{2}{y} = \frac{2}{3} \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}\frac{{3,6}}{x} = \frac{2}{3}\\\frac{2}{y} = \frac{2}{3}\end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}x = 5,4\\y = 3\end{array} \right.\)

Vậy \(x = 5,4cm;y = 3cm\).

b) Hình \({H_1}\) và hình \(H’\) là hai hình bằng nhau vì chúng có kích thước bằng nhau và khi ta đặt hình \({H_1}\) nằm ngang sẽ thu được hình \(H’\).


Thực hành2

Trong hình 7 dưới đây, hãy chọn ra các cặp hình đồng dạng với nhau. Tìm tỉ số đồng dạng tương ứng.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Hai hình \(H\) và hình \(H’\) được gọi là đồng dạng nếu có hình đồng dạng phối của của hình \(H\) bằng hình \(H’\).

Answer - Lời giải/Đáp án

Hình M và P đồng dạng theo tỉ số \( k = \frac {8,4}{4,8} = \frac {7}{4} \)

Hình N và Q đồng dạng theo tỉ số \( k = \frac {3}{4,8} = \frac {5}{8} \)


Vận dụng

Trong Hình 8b, c, d, Hình nào đồng dạng với Hình 8a. Giải thích.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Hai hình \(H\) và hình \(H’\) được gọi là đồng dạng nếu có hình đồng dạng phối của của hình \(H\) bằng hình \(H’\).

Answer - Lời giải/Đáp án

- Xét hình 8a và hình 8b ta có:

Tỉ lệ của chiều dài – chiều dài và chiều rộng – chiều rộng của hình 8a và hình 8b lần lượt là:

\(\frac{9}{{7,5}} = 1,2;\frac{5}{5} = 1\). Do đó, không tồn tại hình động dạng phối cảnh nào của hình 9a để bằng hình 8b. Do đó, hình 8a và hình 8b không đồng dạng với nhau.

- Xét hình 8a và hình 8c ta có:

Tỉ lệ của chiều dài – chiều dài và chiều rộng – chiều rộng của hình 8a và hình 8c lần lượt là:

\(\frac{9}{{4,5}} = 2;\frac{5}{{2,5}} = 2\). Do đó, tồn tại hình động dạng phối cảnh của hình 8a bằng hình 8c (hình 8a thu nhỏ với tỉ số 2). Do đó, hình 8a và hình 8c đồng dạng với nhau.

- Xét hình 8a và hình 8d ta có:

Tỉ lệ của chiều dài – chiều dài và chiều rộng – chiều rộng của hình 8a và hình 8d lần lượt là:

\(\frac{9}{{12}} = 0,75;\frac{5}{4} = 1,25\). Do đó, không tồn tại hình động dạng phối cảnh nào của hình 9a để bằng hình 8b. Do đó, hình 8a và hình 8b không đồng dạng với nhau.