Trang chủ Lớp 8 Tài liệu Dạy - Học Hóa học 8 (sách cũ) Hoạt động 3 trang 18 Tài liệu dạy – học Hóa học...

Hoạt động 3 trang 18 Tài liệu dạy - học Hóa học 8 tập 2: Có mấy loại oxit?...

Hoạt động 3 trang 18 Tài liệu dạy - học Hóa học 8 tập 2. Bài 26. Oxit

Có mấy loại oxit?

Advertisements (Quảng cáo)

Dựa vào thành phân nguyên tố kết hợp với oxi tạo thành oxit, người ta phân thành hai loại oxit:  oxit axit và oxit bazơ.
- Oxit axit thường là oxit của một nguyên tố phi kim với oxi, tương ứng với một axit.
Ví dụ : Lưu huỳnh trioxit\((S{O_3})\) tương ứng với axit sunfuric\(({H_2}S{O_4})\) .
            Cacbon đioxit \((C{O_2})\) tương ứng với axit cacbonic \(({H_2}C{O_3})\) .
            Điphotpho pentaoxit \(({P_2}{O_5})\) tương ứng với axit photphoric \(({H_3}P{O_4})\) .
- Oxit bazơ thường là oxit của một kim loại với oxi, tương ứng với một bazơ.
 Ví dụ: Natri oxit \((N{a_2}O)\) tương ứng với bazơ natri hiđroxit \((NaOH)\) .
            Canxi oxit (CaO) tương ứng với bazơ canxi hiđroxit\((Ca{(OH)_2})\) .
            Đồng (II) oxit ( CuO) tương ứng với bazơ đồng ( II) hiđroxit \((Cu{(OH)_2})\) .

Bạn đang xem bài tập, chương trình học môn Tài liệu Dạy - Học Hóa học 8 (sách cũ). Vui lòng chọn môn học sách mới cần xem dưới đây:

Advertisements (Quảng cáo)