Chọn phương án đúng trong mỗi câu sau:
Câu 1
Hệ phương trình \(\left\{ \begin{array}{l}\frac{5}{3}x + y = - 2\\x - y = 3\end{array} \right.\)
A. có nghiệm là \(\left( {\frac{3}{8};\frac{{27}}{8}} \right)\).
B. có nghiệm là \(\left( {\frac{3}{8};\frac{{ - 21}}{8}} \right)\).
C. vô nghiệm.
D. có nghiệm là \(\left( {\frac{{ - 3}}{8};\frac{{27}}{8}} \right)\).
Sử dụng máy tính cầm tay để tìm nghiệm của hệ phương trình.
Sử dụng máy tính cầm tay, ta tìm được nghiệm của hệ phương trình \(\left\{ \begin{array}{l}\frac{5}{3}x + y = - 2\\x - y = 3\end{array} \right.\) là: \(\left( {\frac{3}{8};\frac{{ - 21}}{8}} \right)\).
Chọn B
Câu 2
Hệ phương trình \(\left\{ \begin{array}{l} - 2,5x + y = 5\\0,5x - 1,5y = 0\end{array} \right.\)
A. có một nghiệm.
B. có hai nghiệm.
C. vô nghiệm.
D. có vô số nghiệm.
Sử dụng máy tính cầm tay để tìm nghiệm của hệ phương trình.
Sử dụng máy tính cầm tay, ta tìm được nghiệm của hệ phương trình \(\left\{ \begin{array}{l} - 2,5x + y = 5\\0,5x - 1,5y = 0\end{array} \right.\) là: \(\left( {\frac{{ - 30}}{{13}};\frac{{ - 10}}{{13}}} \right)\).
Do đó, hệ phương trình \(\left\{ \begin{array}{l} - 2,5x + y = 5\\0,5x - 1,5y = 0\end{array} \right.\) có một nghiệm.
Chọn A
Câu 3
Đường thẳng \(y = ax + b\) đi qua hai điểm (2; -1) và (-4; -3). Khi đó
Advertisements (Quảng cáo)
A. \(a = 1;b = - 3\).
B. \(a = \frac{1}{2};b = - 2\).
C. \(a = \frac{1}{3};b = - \frac{5}{3}\).
D. \(a = 0;b = - 3\).
+ Vì đường thẳng \(y = ax + b\) đi qua điểm (2; -1) nên \( - 1 = 2a + b\) (1).
+ Vì đường thẳng \(y = ax + b\) đi qua điểm (-4; -3) nên \( - 3 = - 4a + b\) (2).
+ Giải hệ phương trình \(\left\{ \begin{array}{l}2a + b = - 1\\ - 4a + b = - 3\end{array} \right.\) bằng phương pháp cộng đại số.
Vì đường thẳng \(y = ax + b\) đi qua điểm (2; -1) nên \( - 1 = 2a + b\) (1)
Vì đường thẳng \(y = ax + b\) đi qua điểm (-4; -3) nên \( - 3 = - 4a + b\) (2)
Từ (1) và (2) ta có hệ phương trình: \(\left\{ \begin{array}{l}2a + b = - 1\\ - 4a + b = - 3\end{array} \right.\)
Trừ từng vế của hai phương trình, ta được: \(6a = 2\), suy ra \(a = \frac{1}{3}\).
Thế \(a = \frac{1}{3}\) vào phương trình thứ nhất ta được: \(2.\frac{1}{3} + b = - 1\) hay \(\frac{2}{3} + b = - 1\), suy ra \(b = \frac{{ - 5}}{3}\).
Chọn C
Câu 4
Với giá trị nào của m thì hệ phương trình \(\left\{ \begin{array}{l}3x - {m^2}y = 5\\mx + 5y = 2\end{array} \right.\) nhận (3; 1) là nghiệm?
A. Không có giá trị nào của m thỏa mãn.
B. \(m = 2\).
C. \(m = - 2\).
D. \(m = - 1\).
Thay nghiệm (3; 1) vào từng phương trình của hệ để tìm m, nếu giá trị m của hai phương trình bằng nhau thì đó là giá trị m cần tìm.
Vì (3; 1) là nghiệm của hệ phương trình đã cho nên \(\left\{ \begin{array}{l}3.3 - {m^2}.1 = 5\\3m + 5.1 = 2\end{array} \right.\) , suy ra \(\left\{ \begin{array}{l}{m^2} = 4\\3m = - 3\end{array} \right.\), suy ra \(\left\{ \begin{array}{l}m = \pm 2\\m = - 1\end{array} \right.\) (vô lí). Do đó, không có giá trị nào của m thỏa mãn.
Chọn A