Xét tính đồng biến, nghịch biến của hàm số trên các khoảng tương ứng. Bài 5 trang 30 Sách bài tập (SBT) Toán Đại số 10 - Bài 1: Hàm số
Xét tính đồng biến, nghịch biến của hàm số trên các khoảng tương ứng
a) y=−2x+3 trên R
b) y=x2+10x+9 trên (−5;+∞)
c) y=−1x+1 trên (-3; -2) và (2; 3).
Gợi ý làm bài
a) ∀x1,x2∈R ta có:
f(x1)−f(x2)=−2x1+3−(−2x2+3)=−2(x1−x2)
Ta thấy x1>x2 thì 2(x1−x2)<0 tức là:
f(x1)−f(x2)<0⇔f(x1)<f(x2)
Vậy hàm số đã cho nghịch biến trên R.
b) ∀x1,x2∈R, ta có
f(x1)−f(x2)=x21+10x1+9−x22−10x2−9
Advertisements (Quảng cáo)
= (x1−x2)(x1+x2)+10(x1−x2)
= (x1−x2)(x1+x2+10) (*)
∀x1,x2∈(−5;+∞) và x1<x2 ta có x1−x2<0 và x1+x2+10>0 vì
x1>−5;x2>−5=>x1+x2>−10
Vậy từ (*) suy ra f(x1)−f(x2)<0⇔f(x1)<f(x2)
Hàm số đồng biến trên khoảng (−5;+∞)
c) ∀x1,x2∈(−3;−2) và x1<x2, ta có
x1−x2<0;x1+1<−2+1<0;x2+1<−2+1<0=>(x1+1)(x2+1)>0. Vậy
f(x1)−f(x2)=−1x1+1+1x2+1=x1−x2(x1+1)(x2+1)<0⇔f(x1)<f(x2)
Do đó hàm số đồng biến trên khoảng (-3; -2)
∀x1,x2∈(−3;−2) và x1<x2 , tương tự ta cũng có f(x1)<f(x2)
Vậy hàm số đồng biến trên khoảng (2;3).