Giải và biện luận theo tham số m các phương trình sau:
a) m(m−6)x+m=−8x+m2−2
b) (m−2)x+3x+1=2m−1
c) (2m+1)x−mx−1=x+m
d) (3m−2)x−5x−m=−3
Gợi ý làm bài
a) Phương trình đã cho tương đương với phương trình
(m2−6m+8)x=m2−m−2
⇔(m−2)(m−4)x=(m+1)(m−2)
Kết luận
Với x≠2 và x≠4 , phương trình có nghiệm x=m+1m−4
Với m = 2, mọi số thực x đều là nghiệm của phương trình;
Với m = 4, phương trình vô nghiệm.
b)Điều kiện của phương trình là x≠−1, ta có
(m−2)x+3x+1=2m−1
=> (m−2)x+3=(2m−1)(x+1)
=> (m+1)x=4−2m (1)
Với m = -1 phương trình (1) vô nghiệm nên phương trình đã cho cũng vô nghiệm.
Với m≠−1 phương tình (1) có nghiệm x=4−2mm+1
Nghiệm này thỏa mãn điều kiện x≠−1 khi và chỉ khi 4−2mm+1≠−1 hay −2m+4≠−m−1=>m≠5
Kết luận
Với m = -1 hoặc m = 5 phương trình vô nghiệm
Advertisements (Quảng cáo)
Với m≠−1 và m≠5 phương trình có nghiệm là x=4−2mm+1
c) Điều kiện của phương trình là x≠1. Khi đó ta có
(2m+1)x−mx−1=x+m
⇔(2m+1)x−m=(x+m)(x−1)
⇔x2−(m+2)x=0
⇔x=0,x=m+2
Giá trị x = m +2 thỏa mãn điều kiện của phương trình khi m≠−1
Kết luận
Vậy với m = -1 phương trình có nghiệm duy nhất x = 0;
Với m≠−1 phương trình có hai nghiệm x = 0 và x = m + 2.
d) Điều kiện của phương trình là x≠m. Khi đó ta có
(3m−2)x−5x−m=−3
⇔(3m−2)x−5=−3x+3m
⇔(3m+1)x=3m+5
Với m≠−13 nghiệm của phương trình cuối là x=3m+53m+1
Nghiệm này thỏa mãn điều kiện của phương trình khi và chỉ khi
3m+53m+1≠m=>3m+5≠3m2+m
⇔3m2−2m−5≠0⇔m≠−1 và m≠53
Kết luận
Với m=−13 hoặc m=−1 hoặc m=53 phương trình vô nghiệm.
Với m≠−13, m≠−1 và m≠53 phương trình có một nghiệm x=3m+53m+1