Bài 2. Giải và biện luận các phương trình sau theo tham số m
a) m(x−2)=3x+1;
b) m2x+6=4x+3m;
c) (2m + 1)x – 2m = 3x – 2.
a) m(x - 2) = 3x + 1
⇔ (m – 3)x = 2m + 1.
+) Nếu m ≠ 3, phương trình có nghiệm duy nhất x = \frac{2m +1}{m-3}.
+) Nếu m = 3 phương trình trở thành 0.x = 7.
Phương trình vô nghiệm.
b) m^2x + 6 = 4x + 3m
Advertisements (Quảng cáo)
⇔ (m^2– 4)x = 3m – 6.
+) Nếu m^2– 4 ≠ 0 ⇔ m ≠ ± 2, phương trình có nghiệm x = \frac{3m - 6}{m^{2}-4}=\frac{3}{m+2}.
+) Nếu m = 2, phương trình trở thành 0.x = 0 đúng với mọi x ∈ \mathbb R.
Phương trình có vô số nghiêm.
+) Nếu m = -2, phương trình trở thành 0.x = -12, phương trình vô nghiệm.
c) (2m + 1)x – 2m = 3x – 2
⇔ 2(m – 1)x = 2(m-1).
+) Nếu m ≠ 1, phương trình có nghiệm duy nhất x = 1.
+) Nếu m = 1, phương trình trở thành 0.x=0 đúng với mọi x ∈\mathbb R.
Phương trình có vô số nghiệm.