Trang chủ Lớp 11 SBT Toán 11 - Kết nối tri thức Bài 6.20 trang 11 SBT Toán 11 – Kết nối tri thức:...

Bài 6.20 trang 11 SBT Toán 11 - Kết nối tri thức: Nguy cơ tương đối là bao nhiêu nếu nồng độ cồn trong máu là \(0, 17{\rm{\% }}\)?...

Thay \(R = 1, 4\) và \(x = 0, 02{\rm{\% }}\) vào công thức \(R = {e^{kx}}{\rm{, \;}}\) ta được \(k\) b) Tính \(R = {e^{kx}}{\rm{. Lời giải bài tập, câu hỏi - Bài 6.20 trang 11 sách bài tập toán 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống - Bài 19. Lôgarit. Nồng độ cồn trong máu (BAC) là chỉ số dùng để đo lượng cồn trong máu của một người...Nguy cơ tương đối là bao nhiêu nếu nồng độ cồn trong máu là \(0,17{\rm{\% }}\)?

Question - Câu hỏi/Đề bài

Nồng độ cồn trong máu (BAC) là chỉ số dùng để đo lượng cồn trong máu của một người. Chẳng hạn, \({\rm{BAC}}\,\,0,02{\rm{\% }}\) hay \(0,2{\rm{mg}}/{\rm{ml}}\), nghĩa là có \(0,02{\rm{\;g}}\) cồn trong \(100{\rm{ml}}\) máu. Nếu một người với \({\rm{BAC}}\) bằng \(0,02{\rm{\% }}\) có nguy cơ bị tai nạn ô tô cao gấp 1,4 lần so với một người không uống rượu, thì nguy cơ tương đối của tai nạn với \({\rm{BAC}}\,\,0,02{\rm{\% }}\) là 1,4. Nghiên cứu y tế gần đây cho thấy rằng nguy cơ tương đối của việc gặp tai nạn khi đang lái ô tô có thể được mô hình hoá bằng một phương trình có dạng \(R = {e^{kx}}{\rm{,\;}}\)

trong đó \( \times \left( {\rm{\% }} \right)\) là nồng độ cồn trong máu và \(k\) là một hằng số.

a) Nghiên cứu chỉ ra rằng nguy cơ tương đối của một người bị tai nạn với \({\rm{BAC}}\) bằng \(0,02{\rm{\% }}\) là 1,4. Tìm hằng số \({\rm{k}}\) trong phương trình.

b) Nguy cơ tương đối là bao nhiêu nếu nồng độ cồn trong máu là \(0,17{\rm{\% }}\)?

c) Tìm BAC tương ứng với nguy cơ tương đối là 100.

d) Giả sử nếu một người có nguy cơ tương đối từ 5 trở lên sẽ không được phép lái xe, thì một người có nồng độ cồn trong máu từ bao nhiêu trở lên sẽ không được phép lái xe?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

a) Thay \(R = 1,4\) và \(x = 0,02{\rm{\% }}\) vào công thức \(R = {e^{kx}}{\rm{,\;}}\) ta được \(k\)

b) Tính \(R = {e^{kx}}{\rm{,\;}}\)với \(k\) tìm được ở trên tại \(x = 0,17{\rm{\% }}\)

c) Thay \(R = 100\) vào công thức \(R = {e^{kx}}{\rm{,\;}}\) với \(k\) tìm được ở trên ta tìm được\(x\).

d) Với \(R \ge 5\) ta tìm điều kiện của \(x\)

Answer - Lời giải/Đáp án

a) Thay \(R = 1,4\) và \(x = 0,02{\rm{\% }}\) vào công thức, ta được: \(1,4 = {e^{k\frac{{0,02}}{{100}}}}\) Suy ra \(k \approx 1682,36\).

b) \(R = {e^{1682,36\frac{{0,17}}{{100}}}} \approx 17,46\).

c) Thay \(R = 100\) vào công thức, ta được: \(100 = {e^{1682,36x}}\). Suy ra \(x \approx 0,27{\rm{\% }}\).

d) Với \(R \ge 5 \Rightarrow R = {e^{1682,36x}} \ge 5\) thì \(x \ge 0,096{\rm{\% }}\), tức là một người có nồng độ cồn trong máu từ khoảng \(0,096{\rm{\% }}\) trở lên thì không được lái xe.