Trang chủ Lớp 11 SBT Toán 11 Nâng cao (sách cũ) Câu 60 trang 126 SBT Hình 11 nâng cao:  

Câu 60 trang 126 SBT Hình 11 nâng cao:  ...

Câu 60 trang 126 Sách bài tập Hình học 11 Nâng cao. Trả lời. Bài 5: Khoảng cách

Cho hình hộp đứng ABCD.A’B’C’D’ có đáy là hình thoi cạnh a, \(\widehat A = {60^0}\), góc của đường chéo A’C và mặt phẳng đáy bằng 600.

a) Tính đường cao của hình hộp đó.

b) Tìm đường vuông góc chung của A’C và BB’. Tính khoảng cách giữa hai đường thẳng đó.

a) Dễ thấy \(\widehat {A’CA} = {60^0}\).

Do ABCD là hình thoi cạnh a và \(\widehat A = {60^0}\) nên \(AC = a\sqrt 3 \).

Đường cao của hình hộp ABCD.A’B’C’D’ chính là A’A. Mặt khác

Advertisements (Quảng cáo)

\(A’A = AC\tan \widehat {A’CA} = a\sqrt 3 \tan {60^0} = 3{\rm{a}}\) .

b) Ta có BB’ // (A’AC) và \(BO \bot \left( {A’AC} \right)\) với O là tâm của hình thoi ABCD (giao điểm của hai đường chéo).

Kẻ OI // AA’ và kẻ IJ // BO thì dễ dàng chứng minh được IJ là đường vuông góc chung của BB’ và A’C. Khoảng cách giữa hai đường thẳng BB’ và A’C chính là BO. Mặt khác \(BO = {a \over 2}\).

Vậy \(d\left( {BB’;A’C} \right) = {a \over 2}.\)

Chú ý: Có thể tìm thấy đường vuông góc chung của BB’ và A’C và IJ (I, J lần lượt là trung điểm của A’C và BB’) bằng cách xét tứ diện A’B’BC có:

\(\eqalign{  & A’B’ = BC = a,  \cr  & A’B = B’C = \sqrt {{a^2} + BB{‘^2}}  \cr} \)

 

Bạn đang xem bài tập, chương trình học môn SBT Toán 11 Nâng cao (sách cũ). Vui lòng chọn môn học sách mới cần xem dưới đây:

Advertisements (Quảng cáo)