Trang chủ Lớp 11 SGK Toán 11 - Kết nối tri thức Giải mục 1 trang 81, 82 Toán 11 tập 2 – Kết...

Giải mục 1 trang 81, 82 Toán 11 tập 2 - Kết nối tri thức: B Giới hạn \(\mathop {\lim }\limits_{t \to {t_0}} \frac{{s\left( t \right) - s\left( {{t_0}} \right)}}{{t - {t_0}}}\) cho ta biết...

Hướng dẫn giải HĐ 1, HĐ 2 mục 1 trang 81, 82 SGK Toán 11 tập 2 - Kết nối tri thức Bài 31. Định nghĩa và ý nghĩa của đạo hàm. Một vật di chuyển trên một đường thẳng (H. 9. 2)...B Giới hạn \(\mathop {\lim }\limits_{t \to {t_0}} \frac{{s\left( t \right) - s\left( {{t_0}} \right)}}{{t - {t_0}}}\) cho ta biết

Hoạt động 1

Một vật di chuyển trên một đường thẳng (H.9.2). Quãng đường s của chuyển động là một hàm số của thời gian t, s = s(t) (được gọi là phương trình của chuyển động).

a) Tính vận tốc trung bình của vật trong khoảng thời gian từ t0 đến t.

b Giới hạn \(\mathop {\lim }\limits_{t \to {t_0}} \frac{{s\left( t \right) - s\left( {{t_0}} \right)}}{{t - {t_0}}}\) cho ta biết điều gì?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Vận tốc trung bình bằng tổng quãng đường đi được chia cho thời gian chuyển động

Answer - Lời giải/Đáp án

a) Vận tốc trung bình của vật trong khoảng thời gian từ t0 đến t là \({v_{tb}} = \frac{{s\left( t \right) - s\left( {{t_0}} \right)}}{{t - {t_0}}}\)

b) Khi t càng gần t0, tức là \(\left| {t - {t_0}} \right|\) càng nhỏ thì vận tốc trung bình càng thể hiện được chính xác hơn mức độ nhanh chậm của chuyển động tại thời điểm t0.


Hoạt động 2

Điện lượng Q truyền trong dây dẫn là một hàm số của thời gian t, có dạng Q = Q(t).

a) Tính cường độ trung bình của dòng điện trong khoảng thời gian từ t0 đến t.

b) Giới hạn \(\mathop {\lim }\limits_{t \to {t_0}} \frac{{Q\left( t \right) - Q\left( {{t_0}} \right)}}{{t - {t_0}}}\) cho ta biết điều gì?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Cường độ trung bình của dòng điện là thương số giữa điện lượng chuyển qua bề mặt trong khoảng thời gian đó và khoảng thời gian đang xét.

Answer - Lời giải/Đáp án

a) Cường độ trung bình của dòng điện trong khoảng thời gian từ t0 đến t là \({I_{tb}} = \frac{{Q\left( t \right) - Q\left( {{t_0}} \right)}}{{t - {t_0}}}\)

b) Khi t càng gần t0, tức là \(\left| {t - {t_0}} \right|\) càng nhỏ thì cường độ trung bình càng thể hiện được chính xác hơn cường độ dòng điện tại thời điểm t0.