Trang chủ Lớp 11 SGK Toán 11 - Kết nối tri thức Giải mục 2 trang 114, 115 Toán 11 tập 1 – Kết...

Giải mục 2 trang 114, 115 Toán 11 tập 1 - Kết nối tri thức: Khi điểm A dịch chuyển về O, điểm H thay đổi thế nào? Tại sao?...

Phân tích và giải HĐ 3, LT 3, VD mục 2 trang 114, 115 SGK Toán 11 tập 1 - Kết nối tri thức Bài 16. Giới hạn của hàm số. Cho hàm số (fleft( x right) = 1 + frac{2}{{x - 1}}) có đồ thị như Hình 5. 4. Giả sử (left( {{x_n}} right)) là dãy số sao cho ({x_n} > 1, ;{x_n} to ; + infty )... Khi điểm A dịch chuyển về O, điểm H thay đổi thế nào? Tại sao?

Hoạt động 3

Cho hàm số \(f\left( x \right) = 1 + \frac{2}{{x - 1}}\) có đồ thị như Hình 5.4.

Giả sử \(\left( {{x_n}} \right)\) là dãy số sao cho \({x_n} > 1,\;{x_n} \to \; + \infty \). Tính \(f\left( {{x_n}} \right)\) và \(\mathop {{\rm{lim}}}\limits_{n \to + \infty } f\left( {{x_n}} \right)\).

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Cho hàm số \(y = f\left( x \right)\) xác định trên khoảng \(\left( {a; + \infty } \right)\). Ta có hàm số \(f\left( x \right)\) có giới hạn là số L khi \(x \to + \infty \) nếu dãy số \(\left( {{x_n}} \right)\) bất kỳ, \({x_n} > a\) và \({x_n} \to + \infty \), ta có \(f\left( {{x_n}} \right) \to L,\) kí hiệu \(\mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } f\left( x \right) = L\;\)hay \(f\left( x \right) \to L\) khi \(x \to + \infty \)

Cho hàm số \(y = f\left( x \right)\) xác định trên khoảng \(\left( { - \infty ;b} \right)\). Ta có hàm số \(f\left( x \right)\) có giới hạn là số L khi \(x \to - \infty \) nếu dãy số \(\left( {{x_n}} \right)\) bất kỳ, \({x_n} < b\) và \({x_n} \to - \infty \), ta có \(f\left( {{x_n}} \right) \to L,\) kí hiệu \(\mathop {\lim }\limits_{x \to - \infty } f\left( x \right) = L\;\)hay \(f\left( x \right) \to L\) khi \(x \to - \infty \).

Answer - Lời giải/Đáp án

\(f\left( {{x_n}} \right) = 1 + \frac{2}{{{x_n} - 1}}\).

\(\mathop {\lim }\limits_{n \to + \infty } f\left( {{x_n}} \right) = \mathop {\lim }\limits_{n \to + \infty } \left( {1 + \frac{2}{{{x_n} - 1}}} \right) = 1\).


Luyện tập 3

Tính: \(\mathop {{\rm{lim}}}\limits_{x \to + \infty } \frac{{\sqrt {{x^2} + 2} }}{{x + 1}}\).

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

\(a\sqrt b = \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{\sqrt {{a^2}b} \;\;\;\;\;\;\;\;\;a \ge 0}\\{ - \sqrt {{a^2}b} \;\;\;\;\;a < 0}\end{array}} \right.\).

Answer - Lời giải/Đáp án

\(\begin{array}{l}\mathop {\lim }\limits_{x \to \infty } \frac{{\sqrt {{x^2} + 2} }}{{x + 1}} = \mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } \frac{{\left| x \right|\sqrt {1 + \frac{2}{{{x^2}}}} }}{{x + 1}}\\ = \mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } \frac{{x\sqrt {1 + \frac{2}{{{x^2}}}} }}{{x\left( {1 + \frac{1}{x}} \right)}} = \mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } \frac{{\sqrt {1 + \frac{2}{{{x^2}}}} }}{{1 + \frac{1}{x}}} = 1\end{array}\)


Advertisements (Quảng cáo)

Vận dụng

Cho tam giác vuông OAB với \(A = \left( {a;0} \right)\) và \(B = \left( {0;1} \right)\) như Hình 5.5. Đường cao OH có độ dài là h.

a) Tính h theo a,.

b) Khi điểm A dịch chuyển về O, điểm H thay đổi thế nào? Tại sao?

c) Khi A dịch chuyển ra vô cực theo chiều dương của trục Ox, điểm H thay đổi thế nào? Tại sao?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Áp dụng định lý Pytago để tính h theo a.

Tính giới hạn.

Answer - Lời giải/Đáp án

a) Ta có: \(AB = \sqrt {{a^2} + {1^1}} ,\;\;\;AB \times OH = OB \times OA\)

\( \Rightarrow h \times \sqrt {{a^2} + {1^2}} = a \Rightarrow h = \frac{a}{{\sqrt {{a^2} + {1^2}} }}\)

b) \(\mathop {\lim }\limits_{a \to 0} \frac{a}{{\sqrt {{a^2} + {1^2}\;} }} = \mathop {\lim }\limits_{a \to 0} \frac{1}{{\sqrt {1 + \frac{1}{{{a^2}}}} }} = 0\)

Vì vậy khi A dịch chuyển về O thì điểm H dịch chuyển về gần A hơn, và h dần về 0

c) \(\mathop {\lim }\limits_{a \to + \infty } \frac{a}{{\sqrt {{a^2} + 1} }} = \mathop {\lim }\limits_{a \to + \infty } \frac{1}{{\sqrt {1 + \frac{1}{{{a^2}}}} }} = 1\)

Khi A dịch chuyển ra vô cực theo chiều dương của trục Ox, điểm H dịch chuyển về phía điểm B và h dần về 1.