1. Khái niệm Lôgarit
Cho a là một số thực dương khác 1 và M là một số thực dương. Số thực α để aα=M được gọi là lôgarit cơ số a của M và kí hiệu là logaM.
α=logaM⇔aα=M.
Chú ý: Không có lôgarit của số âm và số 0. Cơ số của lôgarit phải dương và khác 1. Từ định nghĩa lôgarit, ta có các tính chất sau:
Với 0<a≠1,M>0 và α là số thực tùy ý, ta có:
loga1=0;logaa=1;alogaM=M;logaaα=α.
2. Tính chất của lôgarit
a) Quy tắc tính lôgarit
Giả sử a là số thực dương khác 1, M và N là các số thực dương, α là số thực tùy ý. Khi đó:
loga(MN)=logaM+logaN;loga(MN)=logaM−logaN;logaMα=αlogaM.
Advertisements (Quảng cáo)
b) Đổi cơ số của lôgarit
Với các cơ số lôgarit a và b bất kì (0<a≠1,0<b≠1) và M là số thực dương tùy ý, ta luôn có:
logaM=logbMlogba.
3. Lôgarit thập phân và lôgarit tự nhiên
a) Lôgarit thập phân
Lôgarit cơ số 10 của một số dương M gọi là lôgatit thập phân của M, kí hiệu là logM hoặc lgM (đọc là lốc của M).
b) Số e và lôgarit tự nhiên
Lôgarit cơ số e của một số dương M gọi là lôgarit tự nhiên của M, kí hiệu là lnM (đọc là lôgarit Nêpe của M).