Trang chủ Lớp 12 SBT Hóa 12 Nâng cao Câu 6.62 trang 59 Sách bài tập Hóa 12 NC Giải thích...

Câu 6.62 trang 59 Sách bài tập Hóa 12 NC Giải thích hiện tượng và viết phương trình hóa học của các phản...

Giải thích hiện tượng và viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra khi:. Câu 6.62 trang 59 Sách bài tập (SBT) Hóa Nâng cao – Bài 35. Luyện tập: Tính chất của nhôm và hợp chất của nhôm

Advertisements (Quảng cáo)

Giải thích hiện tượng và viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra khi:

a) Cho dung dịch \(N{H_3}\) dư vào dung dịch \(AlC{l_3}\)

b) Cho từ từ dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch \(AlC{l_3}\)

c) Cho từ từ dung dịch \(A{l_2}{\left( {S{O_4}} \right)_3}\) đến dư vào dung dịch NaOH và ngược lại.

d) Sục từ từ khí \(C{O_2}\) đến dư vào dung dịch \(Na[Al{\left( {OH} \right)_4}].\)

e) Cho từ từ dung dịch HCl đến dư vào dung dịch \(Na[Al{\left( {OH} \right)_4}]\).

f) Cho Ba kim loại đến dư vào các dung dịch \(NaHC{O_3}.CuS{O_4},{\left( {N{H_4}} \right)_2}S{O_4},Al{\left( {N{O_3}} \right)_3}.\)

Đáp án

a) Có kết tủa xuất hiện và không tan trong dung dịch \(N{H_3}\) dư:

\(AlC{l_3} + 3N{H_3} + 3{H_2}O \to Al{\left( {OH} \right)_3} \downarrow  + 3N{H_4}Cl\)

b) Có kết tủa xuất hiện rồi tan trong dung dịch NaOH dư:

\(\eqalign{
& AlC{l_3} + 3NaOH \to Al{\left( {OH} \right)_3} \downarrow + 3NaCl \cr
& Al{\left( {OH} \right)_3} + NaOH \to Na\left[ {Al{{\left( {OH} \right)}_4}} \right] \cr} \)

c) +) Cho từ từ dung dịch \(A{l_2}{\left( {S{O_4}} \right)_3}\) vào dung dịch NaOH: có kết tủa xuất hiện, lắc dung dịch kết tủa sẽ tan. tiếp tục cho dung dịch \(A{l_2}{\left( {S{O_4}} \right)_3}\) vào đến dư thì lại có kết tủa và kết tủa không tan.

+) Cho từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch \(A{l_2}{\left( {S{O_4}} \right)_3}\) có kết tủa xuất hiện, kết tủa tăng dần sau đó tan do NaOH dư.

\(\eqalign{
& 6NaOH + A{l_2}{\left( {S{O_4}} \right)_3} \to 2Al{\left( {OH} \right)_3} \downarrow + 3N{a_2}S{O_4} \cr
& Al{\left( {OH} \right)_3} + NaOH \to Na\left[ {Al{{\left( {OH} \right)}_4}} \right] \cr} \)

d) Có kết tủa xuất hiện và không tan khi sục dư khí \(C{O_2}\) do \({H_2}C{O_3}\) là axit rất yếu, không hòa tan được \(Al{\left( {OH} \right)_3}\).

\(Na\left[ {Al{{\left( {OH} \right)}_4}} \right] + C{O_2} \to Al{\left( {OH} \right)_3} \downarrow  + NaHC{O_3}\)

e) Có kết tủa xuất hiện rồi tan trong dung dịch HCl dư vì axit HCl là axit mạnh nên hòa tan được \(Al{\left( {OH} \right)_3}\)

\(\eqalign{
& Na\left[ {Al{{\left( {OH} \right)}_4}} \right] + HCl \to Al{\left( {OH} \right)_3} \downarrow + NaCl \cr&+ {H_2}O \cr
& Al{\left( {OH} \right)_3} + 3HCl \to AlC{l_3} + 3{H_2}O \cr} \)

f) Khi cho Ba kim loại vào các dung dịch, trước tiên Ba tác dụng với \({H_2}O\) tạo ra dung dịch \(Ba{\left( {OH} \right)_2}\) và giải phóng khí \(H_2\). Sau đó, xảy ra phản ứng trao đổi giữa \(Ba{\left( {OH} \right)_2}\) và các muối.

\(Ba + 2{H_2}O \to Ba{\left( {OH} \right)_2} + {H_2} \uparrow \)

+) Với dung dịch \(NaHC{O_3}\) có phản ứng:

\(\eqalign{
& Ba{\left( {OH} \right)_2} + 2NaHC{O_3} \to BaC{O_3} \downarrow + N{a_2}C{O_3}\cr& + 2{H_2}O \cr
& Ba{\left( {OH} \right)_2} + N{a_2}C{O_3} \to BaC{O_3} \downarrow + 2NaOH \cr} \)

+) Với dung dịch \({\left( {N{H_4}} \right)_2}S{O_4}\) có phản ứng:

\(Ba{\left( {OH} \right)_2} + {\left( {N{H_4}} \right)_2}S{O_4} \to BaS{O_4} \downarrow  + 2N{H_3} \uparrow  + 2{H_2}O\)

+ Với dung dịch \(Al{\left( {N{O_3}} \right)_3}\) có phản ứng:

\(\eqalign{ & 3Ba{\left( {OH} \right)_2} + 2Al{\left( {N{O_3}} \right)_3} \to 2Al{\left( {OH} \right)_3} \downarrow  + 3Ba{\left( {N{O_3}} \right)_2}  \cr & 2Al{\left( {OH} \right)_3} + Ba{\left( {OH} \right)_2} \to Ba{[Al{\left( {OH} \right)_4}]_2} \cr} \)